21/02/2023 19:44 GMT+7

Hàn Quốc muốn thoát Nga trong lĩnh vực vũ trụ

Với tham vọng tự chủ việc phóng vệ tinh, Hàn Quốc đang nỗ lực tự phát triển một chương trình tên lửa nội địa trong bối cảnh mối quan hệ đối tác với Nga đang gặp nhiều căng thẳng.

Hàn Quốc muốn thoát Nga trong lĩnh vực vũ trụ - Ảnh 1.

Tên lửa nội địa Hàn Quốc phóng từ Trung tâm Vũ trị Naro - Ảnh: GETTY IMAGES

Ngừng hợp tác với Nga

Tháng 1-2023, Hàn Quốc ngừng hợp tác với Nga trong việc phóng vệ tinh lên không gian, thay vào đó bắt tay với đối tác châu Âu.

Theo báo SCMP, Hàn Quốc từ trước đến nay dựa vào Nga để phóng các tàu thăm dò lên quỹ đạo và động thái ngừng hợp tác này là hệ quả từ việc Nga đang phải chịu nhiều biện pháp trừng phạt do chiến sự Nga - Ukraine.

“Kế hoạch cùng với Nga phóng một vệ tinh đa chức năng đã hoàn toàn thất bại”, Thứ trưởng Bộ Khoa học Hàn Quốc, ông Oh Tae Seog nói trong một lần phỏng vấn.

“Không chỉ từ góc độ phát triển công nghiệp vũ trụ mà còn cả ở góc độ an ninh quốc gia, việc có thể tự phóng vệ tinh lên vũ trụ khi cần là rất quan trọng”, ông Oh nói thêm.

Theo thông tin từ văn phòng của nghị viên Quốc hội Park Wan Joo, Hàn Quốc đã trả 22 triệu USD cho Nga trong kế hoạch có tổng trị giá hơn 45,6 triệu USD khi hủy bỏ thỏa thuận.

Tự phóng vệ tinh

Nga và Mỹ đã đưa vệ tinh vào quỹ đạo hơn nửa thế kỷ trước, Trung Quốc và Nhật Bản cũng có nhiều kinh nghiệm hơn và đặc biệt là Triều Tiên đã có thể phóng tên lửa vào vũ trụ xa hơn so với lần phóng thành công tên lửa đầu tiên của Hàn Quốc.

Tháng 6-2022, Hàn Quốc phóng thành công tên lửa tự phát triển đầu tiên, đưa một vệ tinh thử nghiệm vào quỹ đạo. Nước này vẫn đang tiếp tục phát triển tên lửa thế hệ tiếp theo với khả năng mang vệ tinh nặng hơn, phức tạp hơn mà không cần sự trợ giúp của nước ngoài.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol mới đây đã công bố về sứ mệnh đưa tàu vũ trụ lên Mặt trăng của nước này vào năm 2032 và sao Hỏa vào năm 2045. Seoul cũng nỗ lực để phát triển công nghiệp vũ trụ như là một ngành kinh tế với mục tiêu chiếm 10% thị phần của ngành kinh tế không gian toàn cầu trong năm 2045, so với 1% ở thời điểm hiện tại.

Số lượng việc làm trong ngành công nghiệp vũ trụ tại Hàn Quốc tăng đều đặn từ 6.708 nhân sự vào năm 2017 lên 7.317 nhân sự vào năm 2021. Chính phủ cũng có kế hoạch tăng gấp đôi khoản đầu tư hàng năm cho việc nghiên cứu và phát triển lên 1,16 tỉ USD vào năm 2027 để thúc đẩy hơn nữa lĩnh vực ước tính trị giá khoảng 2,3 tỉ USD này.

“Con đường dành cho các doanh nghiệp của chúng ta sẽ khác con đường của các công ty đa quốc gia như SpaceX”, thứ trưởng Bộ Khoa học Hàn Quốc nói, khẳng định Hàn Quốc sẽ tự tạo sự khác biệt bằng cách cung cấp các giải pháp tốn ít chi phí hơn để đưa các vệ tinh có hiệu suất cao vào tầm quỹ đạo thấp.

Cuộc đua vào không gian của các quốc gia sôi động trở lại khi Mỹ tiến hành chương trình Artemis đưa phi hành gia lên Mặt trăng và hiện đang đến được sao Hỏa vào năm 2017.

Trung Quốc cũng đang nỗ lực đưa người lên Mặt trăng và thực hiện các chương trình nhằm đảm bảo quyền tiếp cận các tài nguyên không gian.

Cả hai siêu cường đều đang chi hàng tỉ USD cho cuộc đua chinh phục không gian. Và đối với Hàn Quốc, Mỹ là đồng minh quan trọng, cũng là đối tác không gian hàng đầu.

Tàu vũ trụ đầu tiên của Hàn Quốc gửi hình ảnh tuyệt đẹp về Trái đấtTàu vũ trụ đầu tiên của Hàn Quốc gửi hình ảnh tuyệt đẹp về Trái đất

Những bức ảnh tuyệt đẹp mà tàu vũ trụ đầu tiên của Hàn Quốc gửi về đang khiến những người yêu khoa học kinh ngạc bởi độ sắc nét và góc chụp độc đáo của nó.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp