Phóng viên Huang Xueqin nói về việc bị quấy rối tình dục - Nguồn: SCMP
Phong trào Me Too phát triển ở Hàn Quốc mạnh mẽ hơn hẳn những nơi khác ở châu Á. Tại Trung Quốc, tờ China Daily cho rằng những vấn đề như vậy phần lớn không bị phanh phui vì lo ngại ảnh hưởng đến những giá trị văn hoá.
Ở Nhật Bản, nhà văn Shiori Ito viết: "Không phải là nạn nhân đã không lên tiếng, mà do xã hội Nhật Bản muốn họ im lặng".
Phong trào Me Too phát triển mạnh mẽ trên mạng xã hội từ tháng 10-2017, kêu gọi cộng đồng tố cáo các vụ tấn công, quấy rối tình dục, đặc biệt ở công sở. Phong trào này bắt đầu ngay sau khi có những cáo buộc đối với ông trùm điện ảnh Harvey Weinstein.
#MeToo đã xuất hiện hàng triệu lần trên các mạng xã hội, thường đi cùng những lời tự thú cá nhân về chuyện từng bị tấn công hay quấy rối tình dục. Rất nhiều ngôi sao hạng A của Hollywood đã tham gia phong trào này.
Me Too bùng nổ, xã hội Hàn Quốc chấn động
Nhà thơ Ko Un (84 tuổi) theo đạo Phật, và từng được kỳ vọng sẽ đem về giải Nobel Văn học đầu tiên cho Hàn Quốc, là người được trọng vọng trong xã hội.
Giờ đây, ông đã trở thành một trong những trường hợp nổi bật nhất trong phong trào Me Too: ông bị cáo buộc thủ dâm tại nơi công cộng, ép buộc các nhà văn trẻ phải quan hệ tình dục với mình.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng hành vi của Ko Un chẳng có gì bí mật. Nhà thơ Reu Keun nói: "Hãy thành thật đi! Có bao nhiêu người không biết gì về cách cư xử của ông Ko?".
Một tháng sau khi bị cáo buộc, ông Ko Un lên tiếng vào ngày 5-3: "Tôi không hề làm gì khiến mình và vợ xấu hổ".
Sự vụ của nhà thơ Ko Un gây bàng hoàng cho xã hội Hàn Quốc - Ảnh: AFP
Khác nhiều nước châu Á, ở Hàn Quốc, phong trào Me Too đã phát triển lên một tầm cao mới.
Bắt đầu từ ngày 26-1, công tố viên Seo Ji Hyun đăng một bài viết trên mạng xã hội về vụ bê bối tình dục của một tiền bối trong một đám tang tám năm trước, và bị giáng chức sau khi nộp đơn khiếu nại.
Danh sách những người bị tình nghi nhanh chóng kéo dài, bao gồm Giám đốc sân khấu Kim Seok-man và Lee Youngtaek - người bị buộc tội hiếp dâm các nữ diễn viên và đưa tiền cho họ để phá thai; "cha đỡ đầu" của nhạc kịch Hàn Quốc Yoon Ho-jin và một loạt diễn viên như Cho Jae-hyun, Oh Dal-su.
Hậu quả, ông Kim thất bại khi ứng cử giám đốc Nhà hát Quốc gia. Ông Lee từ chức. Ông Yoon không còn làm đạo diễn Nữ hoàng Myeongseong. Ông Cho thôi làm chủ tịch Liên hoan phim tài liệu quốc tế DMZ và rút khỏi chương trình truyền hình Cross.
Nhà thơ Ko Un rút khỏi các chức vụ ở Học viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc và Đại học Dankook. Các bài thơ của ông sẽ được đưa ra khỏi sách giáo khoa. Thư viện tôn vinh ông sẽ đóng cửa và Seoul đã ngừng triển lãm dành riêng cho sự nghiệp của ông.
Một trường hợp khác, Thống đốc tỉnh Nam Chungcheong, Ahn Hee-jung, bị buộc từ chức khi thư ký nói rằng ông đã cưỡng hiếp cô bốn lần trong tám tháng qua.
Ahn đã gần như đánh bại Tổng thống Moon Jae-in để trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử gần đây, và là ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2022. Ông được coi là "Obama của Hàn Quốc" vì tư tưởng chính trị tự do.
Tuy nhiên, các nhà phê bình nói rằng từ chức thôi là chưa đủ.
Trong khi đa số người Hàn Quốc ủng hộ quyền bình đẳng (93% theo cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew Research Center vào năm ngoái), Hàn Quốc lại có sự chênh lệch về lương cao nhất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD, trong đó phụ nữ chỉ chiếm 63% khối lượng công việc nam giới, thấp so với con số 94% ở Đan Mạch.
Phân biệt đối xử tại nơi làm việc là những bất công hàng ngày mà rất nhiều phụ nữ Hàn Quốc phải chịu đựng.
Tôi đã phải đối mặt với cơn ác mộng quấy rối tình dục rất nhiều năm. Khi 10 tuổi, tôi đã bị một người đàn ông lạ mặt cưỡng hôn trên phố. Tôi cố gắng hết sức để đẩy ông ấy ra nhưng không được.
Kim Kiyi, sinh viên Đại học nữ sinh Ewha (Seoul), chia sẻ
Cô trở về nhà, khóc thảm thiết. Mẹ cô nói với rằng cô thật may mắn vì không bị hãm hiếp hoặc bắt cóc.
Từ đó, Kiyi luôn sống trong sợ hãi. "Mỗi ngày là một cuộc đấu tranh đối với tôi. Tôi luôn lo lắng về việc sẽ bị quấy rối tình dục trong tương lai".
Một người đàn ông gõ cửa nhà tôi lúc 2h sáng. Anh ta biết rõ tôi làm việc ở đâu và yêu cầu tôi mở cửa. Tôi nghĩ công việc có vấn đề nên để anh ta vào, nhưng hắn đòi hẹn hò với tôi. Anh ấy sẽ không rời đi cho đến khi tôi nhận lời.
Một giáo viên ở Seoul nhớ lại cơn ác mộng của cuộc đời mình khi cô sống ở Suji.
Cô cho rằng tình trạng trên rất phổ biến, nhưng mọi thứ đang thay đổi. "Tôi biết rất nhiều phụ nữ từ chối kết hôn. Họ không muốn làm mẹ của một người đàn ông to đầu. Phụ nữ Hàn Quốc sẽ thay đổi mọi thứ".
Nhiều nữ sinh xuống đường biểu tình cổ vũ phong trào Me Too - Ảnh: AP
Tôi ủng hộ phong trào Me Too", ông nói trong một cuộc họp nội các. "Chúng ta nên lấy cơ hội này, tuy xấu hổ và đau đớn, để vén màn thực tế và tìm ra giải pháp căn cơ. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề này chỉ thông qua luật lệ, mà cần phải thay đổi văn hoá và thái độ của người dân.
Tổng thống Moon Jae In
Thay đổi luật lệ hay thay đổi văn hóa?
Nhiều chuyên gia cho rằng, thực ra, chính phủ có thể làm được nhiều điều để đẩy lùi tội ác trên.
Tuần trước, Tổng thống Moon Jae In, từng tuyên bố mình là một nhà nữ quyền, khẳng định ông rất tự hào khi phụ nữ Hàn Quốc dám nói lên sự thật. "Tôi ủng hộ phong trào Me Too", ông nói trong một cuộc họp nội các.
Những luật về tội ác trên đã được cập nhật vào tháng 11 năm ngoái với các hình phạt nặng hơn, bao gồm phạt tiền cao hơn, và thời hạn tù dài hơn đối với những nơi cơ sở không điều tra các cáo buộc quấy rối tình dục hoặc những người trả đũa những nhân viên cáo buộc họ.
Cùng quan điểm với ông Moon, Cho Hae-lim, người phát ngôn của Viện Hàn Quốc về Xúc tiến và Giáo dục Bình đẳng giới, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện tình trạng trên không chỉ là chính sách mà là văn hoá.
Sinh viên Hàn Quốc phải học 15 giờ học về giới tính mỗi năm, trong đó bao gồm cả những hành vi sai trái tình dục. Nhưng các nhà phê bình nói rằng các khóa học còn mang màu sắc tôn giáo, và quá tập trung vào việc kìm hãm xung lực tình dục của cá nhân.
Chúng ta đã có các lớp đào tạo về vấn đề quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Nhưng giảng viên lại giảng dạy rằng phía cảnh sát đã quá lạm dụng các vụ án quấy rối tình dục. Điều này sai. Họ còn cho rằng phong trào Me Too đã có mặt ở Hàn Quốc rất lâu rồi, trong khi nó chỉ xuất hiện cách đây hơn một tháng.
Một giáo sư thuộc Đại học Dongguk cho biết
Lee Na Young, giáo sư xã hội học tại Đại học Chung-Ang, nhận định: "Đây là làn sóng thứ hai của nền dân chủ Hàn Quốc". Bà nói theo quan điểm của một người phụ nữ, phong trào Me Too ở Hàn Quốc có thể xem là sự tiếp tục của các cuộc biểu tình nhằm phế truất cựu Tổng thống Park Geun Hye trong hai năm 2016-2017.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận