19/05/2021 08:15 GMT+7

Hạn chế tình trạng cục bộ, lợi ích nhóm khi xây dựng luật

THÁI AN
THÁI AN

TTO - Đây là nguyện vọng của cử tri, luật sư Bùi Quang Nghiêm - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM - gửi gắm đến đại biểu Quốc hội khóa XV trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế.

Hạn chế tình trạng cục bộ, lợi ích nhóm khi xây dựng luật - Ảnh 1.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM - Ảnh: T.T.L.

Hiện nay hệ thống pháp luật còn tình trạng xung đột, chồng chéo, luật ống, luật khung, thiếu thực tiễn. Nhất là các luật liên quan lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đã được các chuyên gia, lãnh đạo chỉ ra. Trong đó, đáng lưu ý là nguyên nhân từ người làm luật đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi còn là thủ tướng) chỉ ra rằng "tình trạng lợi ích nhóm, quyền anh quyền tôi trong xây dựng luật". 

Tôi cho rằng đây là nguyên nhân chính, quan trọng nhất là cần phải có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục. Và việc này hẳn nhiên cần đến vai trò chính của cơ quan lập pháp là Quốc hội và trách nhiệm của từng đại biểu Quốc hội.

Chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội thì theo quy định, nhưng quan trọng nhất vẫn là nhiệm vụ xây dựng pháp luật, thể chế. Là cử tri, tôi mong rằng Quốc hội và từng đại biểu nhiệm kỳ tới cần tập trung vào việc khắc phục, chấn chỉnh tồn tại trên. 

Thứ nhất, đại biểu Quốc hội phải ưu tiên cho công tác xây dựng pháp luật. Người dân cần được bảo đảm tự do, yên ổn làm ăn, phát triển thuận lợi trong khuôn khổ pháp luật. Cử tri mong muốn đại biểu tập trung giám sát, hoàn thiện công tác xây dựng luật, chứ không cần hô hào khẩu hiệu chung chung, vĩ mô.

Thứ hai, đại biểu Quốc hội phải thật tâm lắng nghe, tiếp thu các kiến nghị, vướng mắc từ thực tiễn khi xây dựng pháp luật khi mà người dân, cử tri là người trực tiếp ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh của luật. Đại biểu Quốc hội phải đứng về phía quyền lợi của người dân, của xã hội, chứ không để bị chi phối bởi lợi ích nhóm trong khi xây dựng, bấm nút thông qua dự án luật.

Cuối cùng, đại biểu Quốc hội phải thể hiện được vai trò, quyền hạn của mình trong công tác giám sát, xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thể chế. 

Là cử tri, tôi nhận thấy các khóa Quốc hội vừa qua, công tác xây dựng pháp luật ngày càng tiến bộ, hoạt động của đại biểu ngày càng chất lượng hơn. Nhưng thực trạng, tồn tại như trên vẫn là nỗi bức xúc lớn của xã hội cần khắc phục, chấn chỉnh trong nhiệm kỳ tới.

Hoạt động của Quốc hội: Loại bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng luật Hoạt động của Quốc hội: Loại bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng luật

TTO - Ngày 26-3, 25 đại biểu đã bấm nút phát biểu trong gần 4 giờ để trút hết những trăn trở về việc lập pháp của Quốc hội trong suốt 5 năm làm đại biểu của nhân dân, tại phiên thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội.

THÁI AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp