17/11/2024 11:01 GMT+7

Hạn chế hay không hạn chế xe máy?

Việc Hà Nội và các đô thị khác đang chuẩn bị để hạn chế, cấm xe máy vào nội đô thu hút sự tranh luận của nhiều bạn đọc. 'Phe' nói rằng kẹt xe không chỉ do xe máy trong khi 'phe' còn lại cho rằng ra đường toàn xe máy nên kẹt xe là đương nhiên.

Cấm xe máy vào nội đô, bạn đọc nói phương tiện đi làm ăn thì làm sao cấm được? - Ảnh 1.

Hà Nội dự kiến cấm xe máy vào 2030 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, Hà Nội dự kiến sẽ hạn chế, cấm xe máy tại 12 quận nội thành trong năm 2030, áp dụng thí điểm trước tiên tại quận Hoàn Kiếm.

Các đô thị khác trong nước cũng có những bước chuẩn bị để thực hiện việc hạn chế xe máy.

Nhiều bạn đọc có ý kiến phản hồi về chuyện này.

Tắc đường, ô nhiễm đâu chỉ do xe máy?

Bạn đọc Trungho thắc mắc tại sao cứ nói tắc đường là do xe máy? Còn bạn đọc Phuong Pham lại cho rằng nên hạn chế xe cá nhân thay vì chỉ nhắm vào xe máy, vì khi người đi xe máy chuyển sang ô tô mọi thứ sẽ tệ hơn.

Theo bạn đọc Huy Kim: "Xe hai bánh chở 1-2 người và hàng hóa ít, không chiếm điện tích mặt đường bao nhiêu và dễ thoát khỏi điểm nghẽn, không gây ùn tắc nặng thêm.

Trong khi giờ cao điểm nhiều xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ, thậm chí 16 chỗ mà chỉ có một tài xế chạy xe không hoặc chỉ có thêm một người ngồi lại chiếm diện tích mặt đường gấp 3-5 lần xe máy. Xe ô tô cũng không thể thoát điểm nghẽn, gây ùn tắc trầm trọng hơn!".

"Phương tiện đi làm ăn thì làm sao cấm được?" - bạn đọc Lê Văn Vinh đặt câu hỏi.

Lo ngại việc cấm xe máy ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân, bạn đọc Loan viết: "Cấm xe máy trong nội đô cần đánh giá tác động rất kỹ lưỡng. Người dân đi xe máy có thuận tiện là sau giờ tan làm ghé vào chợ búa.

Nếu đi xe buýt thì không tiện như vậy, đi xe ô tô thì nhiều người cũng chưa có điều kiện tiếp cận. Hơn nữa, tắc đường khiến việc đi ô tô rất khó khăn trong giờ tan tầm, chưa kể chi phí xăng dầu.

Một tác động lớn khác chính là việc mưu sinh của những người lao động nghèo như những người làm dịch vụ giao nhận vận chuyển, shipper.

Các kênh vận chuyển khác sẽ phải tăng cường để thay thế các lực lượng shipper này. Do đó cũng sẽ làm tăng ô nhiễm, tắc đường, người lao động mất việc, các chủ shop bán hàng online mất dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng giá rẻ.

Vì thế, cần làm rõ nếu mục tiêu ưu tiên nhất là giảm ô nhiễm môi trường thì cấm hoặc hạn chế các phương tiện chạy xăng dầu.

Nếu mục tiêu ưu tiên nhất là chống kẹt xe thì đầu tiên phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ giao thông công cộng".

Cùng quan điểm, bạn đọc Trần Cang cho rằng nếu muốn hạn chế xe máy, trước tiên phải hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân.

Nếu hệ thống giao thông công cộng thuận thiện, không cần cấm, người dân cũng tự nguyện bỏ xe máy.

Theo bạn đọc Lê Hoàng Hùng, về lý thuyết việc cấm xe máy rất dễ, nhưng thực tế áp dụng sẽ rất khó khăn vì ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

Vì thế khi nào đời sống của người dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng giao thông đầy đủ thì hãy bàn đến chuyện cấm xe máy.

Bạn đọc Tèo phân tích: "Trung bình dung tích 15 chiếc xe máy mới bằng một chiếc ô tô. Nhưng 15 chiếc xe máy chở ít nhất 15 người trong khi 1 chiếc ô tô chở 5 người.

Những chiếc xe khách, xe buýt xả khói bụi còn gấp nhiều lần xe máy! Cho nên nói xe máy là tác nhân gây ô nhiễm dẫn đến phải cấm là chưa thuyết phục!".

Cấm xe máy vào nội đô: Phương tiện đi làm ăn thì cấm có dễ? - Ảnh 3.

Xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân - Ảnh: PHẠM TUẤN

Mỗi nhà có một xe máy, chiếc thứ hai đóng 2 triệu/tháng

Tranh luận lại, nhiều bạn đọc cho rằng nên quyết liệt cấm xe máy, bởi chần chừ sẽ không bao giờ thực hiện được.

Bạn đọc Tam có ý kiến: "Chúng ta đã đi sau người ta mấy chục năm rồi, đúng ra TP.HCM và Hà Nội bây giờ đã cấm xe máy rồi. Hiện tại không khí quá ô nhiễm".

"Đã làm thì làm cho quyết liệt đồng bộ. Chứ đừng làm cầm chừng, sẽ không bao giờ làm được gì cả" - bạn đọc La Thị Ngân bày tỏ.

Bạn đọc Mạnh Hà nêu ý kiến: "TP.HCM 10 triệu dân mà có đến 7,6 triệu xe máy, vậy chuyện kẹt xe và ô nhiễm không khí là điều đương nhiên.

Cho nên cần phải thay đổi chính sách: mỗi hộ gia đình chỉ có một xe máy không chịu thuế khi tham gia giao thông.

Chiếc xe máy thứ hai sẽ đóng 2 triệu/tháng, chiếc thứ ba đóng 4 triệu/tháng. Cứ thế nhân lên, bảo đảm lượng xe máy sẽ giảm đi rõ rệt".

Theo một bạn đọc, cứ dừng đăng ký xe máy mới ở các quận cần hạn chế luôn đi. Các xe máy hiện có nên loại bớt những xe quá cũ trên 10-15 năm về trước để giảm bớt khí thải.

Cải tạo tăng tuyến xe buýt công cộng khắp các ngõ ngách với khoảng cách 300-500m đã đón được xe buýt.

Bạn đọc Nam Nguyen đề xuất giải pháp: "Nên thí điểm ngày không có xe máy. Vào ngày chủ nhật hằng tuần cấm hoàn toàn xe máy ở những quận trung tâm rồi có đánh giá chính xác nhất cái được và mất của việc cấm này".

"Bớt xe máy là thành phố sẽ văn minh gọn gàng liền nhưng sẽ tác động rất lớn đến thu nhập người dân. Hàng quán vỉa hè sẽ bị triệt tiêu, các cửa hàng cửa hiệu sẽ ít khách... Bởi không ai đi ô tô để tới mua một ổ bánh mì hay không có chỗ đậu xe mà vô mua sắm cửa hàng cửa hiệu.

Nhưng bù lại các trung tâm thương mại sẽ đông đúc bởi những chỗ này đậu xe rộng, gần điểm dừng của các phương tiện giao thông công cộng" - bạn đọc Da Nang chia sẻ về chuyện được - mất khi cấm xe máy.

Cấm xe máy vào nội đô, bạn đọc nói phương tiện đi làm ăn thì làm sao cấm được? - Ảnh 3.Bắt đầu hạn chế xe máy

Hà Nội vừa có đề án hạn chế xe máy tại các vùng phát thải thấp, trong đó 12 quận nội thành và quận Hoàn Kiếm được chọn là nơi thí điểm hạn chế xe máy vào năm 2025.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp