07/07/2017 09:36 GMT+7

​Hamburg giữa nước và lửa

TÚ ANH
TÚ ANH

TTO - Tối khuya 6-7 (giờ địa phương), khoảng 12.000 người đã tiến hành biểu tình trên các con phố trung tâm ở thành phố Hamburg của Đức.

Người biểu tình tranh thủ selfie bên đám lửa - Ảnh: Reuters
Người biểu tình tranh thủ selfie bên đám lửa - Ảnh: Reuters

Đúng như dự báo, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã được đón chào bằng những màn đụng độ mạnh giữa người biểu tình và lực lượng an ninh của Đức.

Cuộc biểu tình đã nhanh chóng biến thành bạo động khi nhiều người biểu tình quá khích ném gạch đá, pháo sáng và chai lọ vào cảnh sát, khiến lực lượng chức năng phải dùng tới vòi rồng và hơi cay để trấn áp.

Để chuẩn bị cho các vụ đụng độ có chủ ý với cảnh sát, khoảng 1.000 người biểu tình quá khích thậm chí đã tự trang bị mũ trùm đầu đen và đeo mặt nạ.

Không chỉ tấn công cảnh sát, những người biểu tình còn đốt phá xe cộ, nổi lửa với các vật dụng có trên đường phố và đập vỡ cửa kính của nhiều cửa hàng.

Cảnh sát xử lý xe hơi đã bị người biểu tình đốt cháy rụi chiều 6-7 - Ảnh: Reuters
Cảnh sát xử lý xe hơi đã bị người biểu tình đốt cháy rụi chiều 6-7 - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lựa chọn thành phố quê hương của bà để tiếp đón 35 đoàn đại biểu dự hội nghị với các đoàn tháp tùng lên đến 10.000 khách mời. Việc lựa chọn thành phố chính của khu vực phía bắc nước Đức được dự báo đặt ra nhiều thách thức cho công tác an ninh bởi tính mở của thành phố và đây cũng là nơi được ví là “cái nôi phong trào cực tả” của Đức.

Ông Timo Zill - người phát ngôn của sở cảnh sát Hamburg, đã cố gắng lý giải về việc cho phép biểu tình trong những ngày các đoàn tề tựu về Trung tâm hội nghị ở trung tâm thành phố: “Chúng tôi phải giải quyết cho được khoảng cách lớn giữa đảm bảo an ninh cho các thành viên tham dự hội nghị và tôn trọng Điều 8 của Hiến pháp Đức đảm bảo quyền tự do biểu tình”.

Mối lo an ninh của lực lượng chức năng Đức không chỉ là nhóm biểu tình dễ kích động của những thành phần cực tả (dự kiến 7.000-8.000 thành viên nhóm này có mặt) mà còn là nguy cơ khủng bố và nguy cơ đụng độ giữa những người Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd do sự hiện diện của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Người biểu tình đương đầu với vòi rồng của cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình từ chiều 6-7 - Ảnh: Reuters
Người biểu tình đương đầu với vòi rồng của cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình từ chiều 6-7 - Ảnh: Reuters

Bộ Nội vụ Đức đã áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới trên bộ, trên không và trên biển từ ngày 12-6 vừa qua nhằm ngăn chặn những đối tượng âm mưu xâm nhập lãnh thổ. Việc áp dụng các biện pháp sẽ kéo dài đến ngày 11-7 với sự hỗ trợ của các nước láng giềng cũng như Ủy ban châu Âu (EC).

Thị trưởng thành phố Hamburg, ông Olaf Scholz cho biết 20.000 cảnh sát và 150 chó nghiệp vụ được huy động để đảm bảo an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G20, diễn ra trong hai ngày, bắt đầu từ hôm nay (7-7) tại đây.

Ông nhấn mạnh chính quyền thành phố sẽ không để xảy ra các hành động bạo lực và các cuộc biểu tình "mang tính chất thù địch" trong thời gian diễn ra sự kiện.

Tuy nhiên thực tế cho thấy tình hình đang nóng lên từng giờ. Một số nhóm phản đối các mặt trái của tiến trình toàn cầu hóa đã nộp đơn xin kéo dài các cuộc biểu tình tại Hamburg, dự kiến có thể thu hút khoảng 150.000 người tham gia.

Giới chức thành phố đã lập trung tâm tạm thời để tam giữ những người vi phạm pháp luật. Đây là trung tâm vốn được dành tiếp nhận người nhập cư và có thể chứa đến 400 người. Một đội ngũ 9 công tố viên được huy động túc trực ngay cạnh để xử nóng những trường hợp bị bắt giữ. Chi phí cho các hoạt động này hiện đã lên tới 750.000 euro và được lấy từ ngân sách liên bang.

Ngay trong đợt biểu tình tối 6-7, theo người phát ngôn của Sở Cảnh sát thành phố Hamburg, ít nhất 76 cảnh sát đã bị thương và nhiều người biểu tình đã bị bắt giữ.

Những hình ảnh từ cuộc biểu tình bạo động ở thành phố Hamburg chiều tối 6-7. 

Người biểu tình dựa vào nhau chống vòi rồng của cảnh sát chống bạo động - Ảnh: Reuters
Người biểu tình dựa vào nhau chống vòi rồng của cảnh sát chống bạo động - Ảnh: Reuters
Cảnh sát chống bạo động tấn công giải tán nhóm biểu tình quá khích - Ảnh: Reuters
Cảnh sát chống bạo động tấn công giải tán nhóm biểu tình quá khích - Ảnh: Reuters
Cảnh sát bắt giữ người biểu tình quá khích - Ảnh: Reuters
Cảnh sát bắt giữ người biểu tình quá khích - Ảnh: Reuters
Người biểu tình đương đầu với cảnh sát chống bạo động (góc trái) - Ảnh: Reuters
Người biểu tình đương đầu với cảnh sát chống bạo động (góc trái) - Ảnh: Reuters
Cảnh sát xịt vòi rồng vào những người biểu tình quá khích - Ảnh: Reuters
Cảnh sát xịt vòi rồng vào những người biểu tình quá khích - Ảnh: Reuters
TÚ ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp