01/03/2024 09:01 GMT+7

Hải Vân Quan lột xác ngoạn mục sau đại trùng tu

Từ một điểm di tích hoang phế, Hải Vân Quan đóng trên đỉnh đèo Hải Vân ranh giới Đà Nẵng với Huế đã chứng kiến sự lột xác hoàn toàn sau thời gian dài trùng tu.

Di tích lịch sử Hải Vân Quan nhìn từ trên cao 

Di tích lịch sử Hải Vân Quan nhìn từ trên cao


Hải Vân Quan từng xuống cấp nặng nề

Được mệnh danh là đệ nhất hùng quan, tuyến quốc lộ 1 cũ nối Nam - Bắc đi qua đỉnh đèo Hải Vân từ lâu là điểm dừng chân trên hành trình dài.

Ngay ở khúc cua tay áo chia tách ranh giới Thừa Thiên Huế với TP Đà Nẵng là di tích lịch sử Hải Vân Quan đặt bên khúc đất liền giáp hướng biển.

Di tích này từng do nhà Nguyễn xây dựng trên vị trí hiểm yếu nhất để kiểm soát đường bộ Bắc - Nam và vịnh Đà Nẵng, có chức năng phòng thủ quân sự cho kinh thành Huế.

Trước năm 2021, những hạng mục của di tích nổi tiếng này đứng trước tình trạng xuống cấp trầm trọng. Khách tham quan đông khiến nhiều điểm hư hại nặng.

Lối đi, các khối nhà, tường bao quanh được tôn tạo lại 

Lối đi, các khối nhà, tường bao quanh được tôn tạo lại

Đến năm 2017, Hải Vân Quan được công nhận là di tích cấp quốc gia. Tới năm 2021, sau quá trình dài xúc tiến các thủ tục, chính quyền Đà Nẵng phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất thực hiện dự án trùng tu với tổng số tiền hơn 40 tỉ đồng.

Cận cảnh di tích quốc gia Hải Vân Quan sau đại trùng tu

Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân Quan sẽ tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn thời vua Minh Mạng năm 1826, thay thế nền cổng lát đá, hệ thống cối, tường xây gạch vồ.

Hệ thống các lô cốt thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ cạnh di tích cũng được giữ lại.

Các chuyên gia, đơn vị trùng tu cũng kỳ vọng sẽ phục hồi, tu bổ gần nhất tới nguyên trạng ban đầu của công trình. Các hạng mục như nhà trú sở, nhà vũ khố, các vị trí pháo đài, tường đá, lối đi… được tham vấn kỹ trước khi bắt tay vào công việc.

Hải Vân Quan đã sống động, bề thế

Những ngày này, dù công trình chưa chính thức hoàn tất, một số nơi trong quá trình trùng tu cũng đã tạo điều kiện cho khách được tham quan.

Phía trong các hạng mục nhà cửa, công nhân vẫn túc trực để hoàn thiện các công việc cuối cùng.

So với hình ảnh hoang tàn, phế tích đổ nát khi xưa, giờ đây Hải Vân Quan đã là một di tích sống động với tường đá, các cổng vào bề thế.

Lối đi dẫn vào phía sau với hai bên là các công trình ở các giai đoạn lịch sử khác nhau 

Lối đi dẫn vào phía sau với hai bên là các công trình ở các giai đoạn lịch sử khác nhau

Quan sát bằng mắt thường có thể thấy việc sử dụng vật liệu phù hợp. Tường thành, ngói lợp, cổng gỗ… được xử lý khéo léo hòa mình vào cảnh quan chung.

Dù các hạng mục xây dựng trùng tu mới làm nhưng vẫn có cảm giác xưa cũ, cổ xưa.

Hải Vân Quan trùng tu đẹp cũng đã kéo theo du khách ùn ùn tới chụp hình check-in phong cảnh thiên nhiên trên đỉnh đèo, kết hợp tìm hiểu di tích lịch sử, trong số này có một lượng rất lớn khách nước ngoài.

Hải Vân Quan nhìn từ hướng quốc lộ 1 

Hải Vân Quan nhìn từ hướng quốc lộ 1

Các hạng mục của di tích được tôn tạo khá hài hòa với bối cảnh bao quanh - Ảnh: B.D.

Các hạng mục của di tích được tôn tạo khá hài hòa với bối cảnh bao quanh - Ảnh: B.D.

Tường bao công trình được tôn tạo bằng đá tự nhiên 

Tường bao công trình được tôn tạo bằng đá tự nhiên

Khách du lịch tham quan di tích trong quá trình tôn tạo 

Khách du lịch tham quan di tích trong quá trình tôn tạo

Ảnh: B.D.

Đà Nẵng và Huế cùng chi hơn 42 tỉ đồng tu bổ di tích Hải Vân quanĐà Nẵng và Huế cùng chi hơn 42 tỉ đồng tu bổ di tích Hải Vân quan

TTO - Ngày 19-12, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế khởi công dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân quan.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp