10/06/2007 09:03 GMT+7

Hai thế kỷ mỹ thuật thời chúa Nguyễn

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TT - Triển lãm “Dấu ấn văn hóa Huế - nghệ thuật tạo hình thời chúa Nguyễn” vừa khai mạc trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2007.

m1UtnBgl.jpgPhóng to
Nhóm nghiên cứu trẻ đang lấy rập hoa văn trên bình phong một khu lăng mộ thời các chúa Nguyễn - Ảnh: Bảo Đàn

Đây là lần đầu tiên người xem chứng kiến tận mắt những bản rập khảo tả và hình ảnh những yếu tố gốc của dòng văn hóa - mỹ thuật của một giai đoạn lịch sử hơn hai thế kỷ.

Với mong muốn phục dựng lại tiến trình tiếp biến văn hóa - mỹ thuật giai đoạn các chúa Nguyễn mà bấy lâu nay bị gián đoạn, từ năm 2000 đến nay nhóm nghiên cứu trẻ thuộc Phân viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật tại Huế đã lao vào điền dã, khảo sát, nghiên cứu tại hơn 100 lăng mộ còn sót lại từ thời các chúa, phần lớn trong đó hoặc nằm trong rừng sâu, nơi đầu nguồn các con sông, hoặc trong những lùm cây rậm rạp hàng trăm năm nay không có dấu chân người, nằm trải dài trên địa bàn từ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng - vùng lan tỏa mạnh mẽ văn hóa Phú Xuân ở Đàng trong vào khoảng thế kỷ 17 - 18.

Một phần kết quả là cuộc triển lãm bao gồm hơn 100 bản rập khảo tả các phù điêu đắp nổi các hoa văn, môtip trang trí trên các kiến trúc bình phong, tường thành và bia đá, cùng với hàng trăm bức ảnh chụp lăng mộ thời các chúa Nguyễn làm giới nghiên cứu văn hóa Huế bất ngờ.

Từ trước đến nay, các di tích, hiện vật thời chúa Nguyễn, đặc biệt là kiến trúc, được nghiên cứu không nhiều, nếu không nói là hiếm vì phần lớn đã bị triệt giải qua các biến động lịch sử thời phân tranh Trịnh - Nguyễn và những thay đổi giai đoạn Nguyễn - Tây Sơn - Nguyễn... Ngay cả hệ thống lăng mộ chín đời chúa Nguyễn hiện nay lấy đó để làm yếu tố gốc nghiên cứu văn hóa mỹ thuật tạo hình đương thời là chuyện ít ai nghĩ, vì tất cả đều được phục dựng dưới thời Gia Long đầu thế kỷ 19. Và các khu lăng mộ quí giá còn sót lại đã trở thành nguồn tư liệu hiếm hoi.

Trên thực tế, mỹ thuật thời các chúa Nguyễn đã được Trường Viễn Đông bác cổ và tạp chí BAVH của Hội Đô thành hiếu cổ đề cập vào đầu thế kỷ 20. Nhưng kết quả của nhóm nghiên cứu trẻ lần này đã cho thấy có rất nhiều loại môtip hoa văn trang trí, các loại đầu thú, bố cục xây dựng... rất đặc biệt, độc đáo mà chưa hề được nhắc đến trong các công trình từ trước đến nay. So sánh với lối trang trí, bố cục nhà Lê trước đó, nhà Nguyễn sau này, nhóm nghiên cứu tìm ra rất nhiều điều mà đời trước và đời sau đều không có. Đây rõ ràng là những phát kiến, góp phần quan trọng trong việc tạo nên diện mạo đặc trưng văn hóa mỹ thuật thời chúa Nguyễn từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18.

THÁI LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp