01/03/2022 18:34 GMT+7

Hải quan Trung Quốc cấp mã hàng Việt Nam còn chậm

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Đến nay đã có 1.776 doanh nghiệp được cấp mã sản phẩm nông sản, thực phẩm sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm.

Hải quan Trung Quốc cấp mã hàng Việt Nam còn chậm - Ảnh 1.

Các xe chở nông sản Việt Nam bị ùn ứ ở cửa khẩu trong thời gian dài - Ảnh: NAM TRẦN

Theo Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến ngày 1-3, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.776 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường này.

Là cơ quan đầu mối triển khai công tác đáp ứng yêu cầu lệnh 248 về quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu thực phẩm vào Trung Quốc và lệnh 249 về biện pháp quản lý thực phẩm xuất nhập khẩu và quy định, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ động, tích cực chỉ đạo và hướng dẫn địa phương và doanh nghiệp nhóm 18 mặt hàng thực phẩm có nguy cơ cao bắt buộc phải đăng ký khi xuất khẩu vào Trung Quốc. 

Đến nay, việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã hoàn thành tốt, đảm bảo cho xuất khẩu thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, do hệ thống mới vận hành nên còn tồn tại một số lỗi kỹ thuật khi sử dụng hệ thống đăng ký doanh nghiệp nước ngoài trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc như tốc độ truy cập chậm, ngôn ngữ tiếng Trung, lỗi giao diện khó theo dõi...

"Việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm và chưa có quy định về thời gian phê duyệt cấp mã số đăng ký doanh nghiệp.

Đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% so với danh sách đăng ký của Cục Bảo vệ thực vật" - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nêu khó khăn.

Từ thực tế đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục làm đầu mối trao đổi với phía Hải quan Trung Quốc và phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Y tế và các cơ quan quản lý tại các địa phương để triển khai tiếp việc đăng ký doanh nghiệp; tăng cường trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc kỹ thuật khi đăng ký trên cổng thông tin điện tử một cửa của Hải quan Trung Quốc. 

Tháo gỡ việc chậm cấp mã số doanh nghiệp cho các mặt hàng là sản phẩm có nguồn gốc thực vật và những vướng mắc phát sinh.

Giao Bộ Công thương, Bộ Y tế triển khai ban hành và trực tiếp hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm theo thẩm quyền quản lý đã được phân công tại nghị định của Chính phủ đối với nhóm 18 mặt hàng theo quy định tại điều 7, lệnh 248.

Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục tăng cường đôn đốc và trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện lệnh 248 và 249. Đặc biệt việc chậm cấp mã số đăng ký đối với nhóm mặt hàng có nguồn gốc thực vật và nhóm mặt hàng do Bộ Công thương quản lý đăng ký.

Xuất khẩu nông sản 2 tháng đầu năm đạt 8 tỉ USD Xuất khẩu nông sản 2 tháng đầu năm đạt 8 tỉ USD

TTO - Dù xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc - thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam - gặp nhiều khó khăn nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm vẫn đạt khoảng 8 tỉ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2021.

CHÍ TUỆ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp