14/04/2022 21:34 GMT+7

Hải quan TP.HCM lý giải vì sao công tác kiểm tra hàng quá cảnh thường kéo dài

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Nhiều vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp đã được Cục Hải quan TP.HCM giải đáp, hướng dẫn trong buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp, đại lý hải quan chiều 14-4.

Hải quan TP.HCM lý giải vì sao công tác kiểm tra hàng quá cảnh thường kéo dài - Ảnh 1.

Hải quan TP.HCM phấn đấu giảm 70% thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa - Ảnh: N.BÌNH

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, thời gian gần đây, Chi cục Hải quan khu vực 4, cảng Cát Lái & SPITC liên tục tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa đối với hàng quá cảnh. Rất nhiều tờ khai, container bị giữ lại yêu cầu kiểm hóa, tuy nhiên công tác kiểm tra thường kéo dài 1-2 tháng, phát sinh rất nhiều chi phí, gây ảnh hưởng lớn đến việc khai thác hàng hóa và làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng hàng hóa. 

Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch, các doanh nghiệp vận chuyển đang rất cần có nguồn hàng để duy trì hoạt động. 

Ông Nguyễn Hữu Nghiệp - phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM - cho biết việc lợi dụng hàng quá cảnh hiện "hết sức căng thẳng". Do hàng hóa này không phải của Việt Nam, nên khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra cũng gặp nhiều can thiệp từ phía cơ quan ngoại giao. 

Theo quy định, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra thực tế hàng quá cảnh khi có dấu hiệu vi phạm, hiện tỉ lệ kiểm tra cũng chỉ 0,02%. Tuy nhiên việc kiểm tra thường kéo dài do hàng quá cảnh thường vi phạm về sở hữu trí tuệ nên cần nhiều thời gian. Ngoài ra, khi xác minh hồ sơ doanh nghiệp ở nước ngoài cũng không thấy thông tin về doanh nghiệp ở nước sở tại. 

"Tuy nhiên, qua phản ánh của doanh nghiệp, cục sẽ sớm báo cáo tổng cục để công tác thu thập thông tin, quản lý rủi ro, soi chiếu hiệu quả hơn, giảm tỉ lệ kiểm tra thực tế", ông Nghiệp trả lời. 

Một vấn đề cũng được nhiều doanh nghiệp phản ánh là vướng mắc trong việc ghi nhãn cho hàng hóa xuất khẩu dù quy định hiện nay khá mở, nhất là sau khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước. 

Theo lãnh đạo Cục Hải quan TP, quy định mới cho phép doanh nghiệp được lựa chọn ghi nhãn nhiều cách khác nhau như "hàng sản xuất bởi", "hàng có xuất xứ từ"... hay nhiều nước cũng cho phép ghi công đoạn sản xuất ở nước cuối cùng như sản phẩm được đóng gói ở đâu hay được lắp ráp tại đâu... 

"Song song đó, chúng ta cũng có nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, có nội dung xử phạt hành vi vi phạm ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp hết sức lưu ý để ghi nhãn đúng", ông Nghiệp nhấn mạnh. 

Liên quan đến chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trong 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam ký kết, chỉ có 5 hiệp định cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Việt Nam cũng có 7 thông tư hướng dẫn về vấn đề này. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng để tránh bị phạt. 

Tại hội thảo, ông Đinh Ngọc Thắng - cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM - cho biết trong thời gian tới, cục tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan hướng đến hải quan phi giấy tờ. Phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội logistics để đẩy mạnh vai trò đại lý hải quan, thực sự là cánh tay nối dài của cơ quan hải quan, là cầu nối giữa hải quan và doanh nghiệp...

Cũng tại hội nghị, Cục Hải quan TP.HCM và Hiệp hội Logistics TP.HCM thực hiện ký kết quy chế phối hợp giữa hai bên nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, tăng cường kết nối trong hoạt động dịch vụ logistics.

Đề nghị TP.HCM miễn phí hạ tầng cảng biển với hàng quá cảnh đường thủy Đề nghị TP.HCM miễn phí hạ tầng cảng biển với hàng quá cảnh đường thủy

TTO - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị HĐND TP.HCM xem xét miễn phí sử dụng hạ tầng cảng biển đối với hàng quá cảnh, chuyển khẩu bằng đường thủy nội địa.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp