22/01/2025 19:45 GMT+7

Hai nữ bệnh nhân suýt mất Tết vì nuốt phải dị vật

Sau bữa cơm, cả hai bệnh nhân này đều bị hóc dị vật. Một người ở Đồng Nai bị ho sặc sụa và một người ở Bình Phước bị nuốt đau. Kết quả thăm khám phát hiện dị vật đường ăn và dị vật đường thở nguy hiểm.

Hai nữ bệnh nhân suýt mất Tết vì nuốt phải dị vật - Ảnh 1.

Dị vật là một sợi kẽm đã được các bác sĩ lấy ra - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngày 22-1, theo thông tin từ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, các bác sĩ vừa phẫu thuật gắp dị vật đường thở và đường ăn thành công cho hai bệnh nhân.

Trước đó ngày 16-1, một nữ bệnh nhân 58 tuổi, ngụ ở Đồng Nai đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM thăm khám vì ho khan và đau ngực.

Bệnh nhân cho hay trước khi đi khám 5 ngày, bệnh nhân bị ho sặc trong bữa ăn lẩu gồm có thịt và cá... Sau đó bệnh nhân ho khan liên tục, đau tức ngực gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Qua thăm khám và thực hiện CT-scan cổ, ê kíp do BSCK2 Lê Thanh Lâm - trưởng tua trực và TS.BS Nguyễn Thành Tuấn phát hiện dị vật dài hơn 1,5cm ở phế quản thùy dưới phổi.

Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi khí phế quản, lấy dị vật là một mảnh xương sắc nhọn kích thước khoảng 1,5cm ra.

Cùng thời điểm, một nữ bệnh nhân khác 47 tuổi, ngụ Bình Phước, cũng nhập viện nghi do bị hóc xương. Trước đó, bệnh nhân này đã đến khám và uống thuốc ở một bệnh viện tư nhưng không hiệu quả.

Theo bệnh sử, trước nhập viện 10 ngày, bệnh nhân nuốt đau sau khi ăn cơm với cá kho nên nghĩ mình bị hóc xương. Bệnh nhân đến khám bệnh viện tư, được nội soi nhưng không thấy dị vật. Bệnh nhân được cho thuốc uống nhưng bệnh không giảm, cơn đau tăng dần.

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, kết quả CT-scan cổ cho thấy dị vật dài hơn 20mm ở miệng thực quản, đứng dọc, ngang mức đốt sống cổ C5.

BSCK2 Nguyễn Tường Đức - phó trưởng khoa nhi tổng hợp - đã phẫu thuật nội soi thanh quản ống cứng lấy dị vật là một sợi kẽm dài 20mm dưới niêm mạc miệng thực quản. Các bác sĩ nghi sợi kẽm này từ dụng cụ sàng gạo!

Sau phẫu thuật, cả hai nữ bệnh nhân đều đã ổn định sức khỏe. Các bác sĩ dự kiến cả hai bệnh nhân sẽ được xuất viện trong 1-2 ngày nữa, kịp về với gia đình để đón Tết Nguyên đán.

Những triệu chứng khi bị hóc dị vật

BSCK2 Nguyễn Tường Đức cho biết khi bị hóc dị vật đường ăn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như nuốt vướng, nuốt đau, nuốt nghẹn, ăn uống khó khăn hoặc sưng đau vùng cổ.

Khi nghi ngờ hóc dị vật, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để xử trí. Nếu để lâu, dị vật có thể gây viêm thực quản, nặng hơn có thể gây áp xe cổ, và mủ từ vùng áp xe có thể lan vào trung thất (nơi chứa tim là một trong các cơ quan sống còn của cơ thể), gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với dị vật xâm nhập vào đường thở, bệnh nhân có thể có hội chứng xâm nhập như ho sặc sụa, tím tái, khó thở, thở co kéo.

Theo BSCK2 Lê Thanh Lâm, một số trường hợp dị vật đường thở bỏ quên có thể ghi nhận tình trạng ho kéo dài, đau tức ngực hoặc ho ra máu, mà đi điều trị nội khoa nhiều nơi không cải thiện.

"Tùy loại dị vật mà có thể gây biến chứng khác nhau, như dị vật là kim loại trơ sẽ gây ít biến chứng nhưng có thể di chuyển đến cấu trúc nguy hiểm.

Còn dị vật là các loại hạt, xương cá, gà,... dễ gây viêm nhiễm xung quanh dẫn đến viêm phổi, viêm trung thất, hoặc áp xe…

Hai nữ bệnh nhân suýt mất Tết vì nuốt phải dị vật - Ảnh 2.Làm sao biết con bị hóc dị vật nguy hiểm?

Mới đây, một bệnh viện nhi đã cấp cứu và điều trị cho một bé bị hóc kim băng. Trước khi nhập viện nhiều ngày, bé bị sốt, uống thuốc tại nhà nhưng không khỏi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp