01/06/2023 15:25 GMT+7

Hai nhà máy điện gió hụt giá ưu đãi được hòa lưới

Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 và điện gió Hướng Hiệp 1 đã hòa lưới, đây là hai dự án điện gió đầu tiên trong nhóm hụt giá FIT được bán điện.

Sẽ có nhiều dự án điện gió được hòa lưới điện quốc gia trong thời gian tới - Ảnh minh họa: NGỌC HIỂN

Sẽ có nhiều dự án điện gió được hòa lưới điện quốc gia trong thời gian tới - Ảnh minh họa: NGỌC HIỂN

Có thêm hai nhà máy điện gió hòa lưới

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đến hết ngày 31-5, đã có 9/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD). Trong đó, có 7 dự án hoặc phần dự án với tổng công suất 430MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.

Như vậy ngoài 5 dự án và phần dự án điện mặt trời đã được hòa lưới trước đó, đã có thêm hai nhà máy điện gió chính thức bán điện lên lưới điện quốc gia.

Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 tại Tiền Giang có công suất 100MW, đây là dự án điện gió trên biển. Dự án có tổng vốn đầu tư công bố là hơn 4.400 tỉ đồng, do Công ty cổ phần Năng lượng điện gió Tiền Giang, thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) đầu tư.

Trong khi đó dự án Hướng Hiệp 1 tại Quảng Trị có công suất 25,5MW.

Ngoài hai dự án điện gió này, có thêm hai dự án nhà máy điện gió Nhơn Hội - giai đoạn 2, VPL Bến Tre đã gửi hồ sơ vận hành thương mại cho Công ty Mua bán điện thuộc EVN để hoàn thành thủ tục COD trước khi bán điện.

Biểu đồ tình hình đàm phán, mua điện đối với các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp - Đồ họa: NGỌC HIỂN

Biểu đồ tình hình đàm phán, mua điện đối với các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp - Đồ họa: NGỌC HIỂN

Chủ đầu tư giảm bớt gánh nặng chi phí

Đến nay có 40 dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm. Có 59/85 dự án với tổng công suất hơn 3.389MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.

Trong đó có 50 dự án (tổng công suất hơn 2.751MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo quyết định số 21của Bộ Công Thương.

Theo quyết định này, giá trần của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời mặt đất là 1.184,9 đồng/kWh, nhà máy điện mặt trời nổi 1.508,27 đồng/kWh, nhà máy điện gió trong đất liền 1.587,12 đồng/kWh và nhà máy điện gió trên biển 1.815,95 đồng/kWh.

EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 46/50 dự án.

Ngoài ra có 19 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu công trình, một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy, một phần nhà máy và 22 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chủ đầu tư dự án điện gió cho biết với dự án chạy đua giá mua bán điện cố định, ưu đãi trong 20 năm (giá FIT), các chi phí đều đội lên, khiến suất đầu tư vọt lên 40 tỉ đồng/MW đối với điện gió trên bờ và 50 tỉ đồng/MW với điện gió ngoài khơi.

Theo vị này, các chi phí đầu tư đội lên, cộng thêm chi phí lãi vay lớn trong khi sức gió toàn cầu giảm 15% dẫn đến doanh nghiệp khó khăn với bài toán chi phí nếu không được bán điện kéo dài.

Do đó việc được bán điện, thanh toán tạm với mức giá bằng 50% mức trần giá đàm phán sẽ giảm bớt một phần chi phí vận hành đối với doanh nghiệp sau thời gian dài "đắp chiếu".

5 nhà máy điện mặt trời được hòa lưới5 nhà máy điện mặt trời được hòa lưới

Đã có 5 nhà máy điện mặt trời trong số các dự án điện tái tạo chuyển tiếp vận hành thương mại (COD), bán điện với mức giá tạm bằng 50% giá trần.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp