Hai lỗ đen khổng lồ sẽ hợp nhất trong 10.000 năm nữa - Ảnh: SPUTNIK
Theo thông cáo báo chí của Caltech, hai lỗ đen khổng lồ này nằm ngoài không gian 9 tỉ năm ánh sáng và quay quanh nhau hai năm một lần. Khối lượng của mỗi lỗ đen gấp hàng trăm triệu lần Mặt trời.
Chúng nằm tương đối gần nhau, với khoảng cách chỉ 1.950 đơn vị thiên văn, tức gấp 50 lần khoảng cách giữa Mặt trời và sao Diêm Vương (sao Diêm Vương cách Mặt trời 4,437 tỉ km khi ở khoảng cách gần nhất, và 7,376 tỉ km khi ở xa nhất). Chúng sẽ va chạm trong khoảng 10.000 năm.
Chỉ là một khoảnh khắc trong lịch sử vũ trụ nhưng vụ va chạm mạnh đến mức nó sẽ gửi sóng hấp dẫn xuyên qua cấu trúc không gian và thời gian.
Công bố được đăng trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters.
Hầu hết các thiên hà, bao gồm cả dải ngân hà của chúng ta, đều có các lỗ đen khổng lồ ở trung tâm của chúng. Khi các thiên hà va chạm, các lỗ đen của chúng "chìm" vào nhau và hợp nhất để tạo thành một lỗ đen thậm chí còn khổng lồ hơn.
Khi các lỗ đen xoắn lại gần nhau hơn, chúng phá vỡ cấu trúc của không gian và thời gian, gây ra sóng hấp dẫn, được nhà vật lý lý thuyết Albert Einstein tiên đoán lần đầu tiên hơn một thế kỷ trước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận