11/06/2015 00:10 GMT+7

​Hài hòa về lợi ích khi phát triển du lịch Đường Lâm

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Để có được một cơ chế du lịch nông thôn bền vững tại làng cổ Đường Lâm, du lịch cần mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng, phải làm tốt được công tác bảo tồn di sản văn hóa và cải thiện sinh kế của người dân địa phương.

Năm 2003, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp tác với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam để bảo tồn di sản và phát triển làng cổ Đường Lâm như một điểm đến du lịch nông thôn. Mục đích của JICA là nhằm cải thiện sinh kế của người dân nông thôn qua việc cử các chuyên gia, tình nguyện viên sang Việt Nam và thực hiện nhiều dự án.

Sau cuộc khảo sát, Việt Nam đã công nhận khu bảo tồn tại làng gồm 5 thôn là Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp và Cam Lâm có diện tích khoảng 100 ha với dân số khoảng 6.300 người. Trong số đó, Mông Phụ là khu vực chính của khu bảo tồn.

Theo Luật về Di sản văn hóa, làng cổ Đường Lâm đã được công nhận là di tích quốc gia năm 2005. Đây là làng cổ đầu tiên trong cả nước được xếp hạng di tích quốc gia.

Trong năm 2014, Đường Lâm đã đón gần 100.000 du khách trong và ngoài nước đến thăm. Làng Đường Lâm cũng được công nhận là nơi để giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu về lịch sử thôn quê ở Việt Nam, hàng năm, có hàng ngàn học sinh sinh viên đến đây để trải nghiệm cuộc sống ở địa phương.

Người dân Đường Lâm cũng bắt đầu các hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch như dịch vụ ăn uống, dịch vụ ở cùng gia đình trong các ngôi nhà truyền thống, và bán hàng lưu niệm tại nhà, nơi công cộng.

hinh-3-1434018363.jpg

Làng Đường Lâm từ xa xưa đã có rất nhiều sản phẩm truyền thống như: chè Lam, kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi, chè kho.... Để có được những sản phẩm chất lượng tốt hơn, một số sản phẩm (hộ gia đình) như chè Lam và kẹo lạc đã được cải thiện bao bì và chất lượng với hình ảnh phong cảnh, công trình di tích của ngôi làng và được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Các hướng dẫn viên du lịch địa phương trong làng cũng được đào tạo kỹ năng hướng dẫn, thuyết minh về di sản, quản lý thời gian và tuyến du lịch thích hợp để du khách có thể cảm nhận được cuộc sống của người dân địa phương, trải nghiệm truyền thống địa phương và mua đặc sản địa phương.

Tuy nhiên, trong hành trình phát triển, làng cổ Đường Lâm vẫn gặp phải nhiều thách thức. Trong đó có việc là làm thế nào để tạo sự hài hòa trong việc bảo tồn di sản văn hóa, lối sống truyền thống-hiện đại và phát triển du lịch.

Những ngôi nhà truyền thống đang bị đe dọa bởi sự hủy hoại và xuống cấp do điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thời gian, nhiều gia đình trẻ lại thích sống trong một ngôi nhà tiện nghi và hiện đại.

Để quản lý và phát triển tốt làng cổ Đường Lâm, cần phải thực hiện nhiều việc hơn nữa, trong đó có thành lập trung tâm thông tin du lịch tại làng; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, khu bán đồ lưu niệm, khu trải nghiệm nông nghiệp; cải thiện và nâng cấp hệ thống thông tin du lịch ở làng (gồm cả bảng hiệu, bản đồ, sách hướng dẫn...); giảm thiểu các phương tiện gây tiếng ồn (xe máy, ô tô) đi vào làng.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục huy động sự tham gia của người dân trong việc duy trì cuộc sống nông thôn và việc canh tác truyền thống; đào tạo các hướng dẫn viên kỹ năng hướng dẫn bằng tiếng Anh và tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các sự kiện, lễ hội, hội chợ để thu hút khách du lịch.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp