07/07/2005 20:59 GMT+7

Hai điều lạ ở một thư viện tỉnh

NÔNG VĂN DÂN (Thái Nguyên)
NÔNG VĂN DÂN (Thái Nguyên)

TTC - Thư viện lớn nhất ở tỉnh tôi có tên Thư viện Khoa học tổng hợp Thái Nguyên, tọa lạc giữa trung tâm thành phố.

RiI4ekyi.jpgPhóng to

Với hàng trăm ngàn bản sách và có hơn 100 đầu báo, lại ở vị trí thuận tiện, lẽ ra thư viện này phải là “điểm đến” của đông đảo bạn đọc trong tỉnh, nhưng tiếc thay, điều đó chưa xảy ra, bởi có hai điều lạ:

Một là, tất cả các loại báo chí của thư viện đều được cất vào một gian nhà kho. Ai muốn đọc thì xuất trình thẻ để mượn, rồi đem sang một phòng khác mà đọc. Dĩ nhiên, có mượn được báo hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiện diện và “nhiệt tình” của nhân viên ở đây.

Hai là, thư viện chỉ mở cửa theo giờ hành chính vào 5 ngày làm việc trong tuần, giống như mọi cơ quan khác.

Chính vì vậy mà bạn đọc dù có thẻ cũng rất ngại đến đây, bởi không ai muốn cứ mỗi chốc lại phải khúm núm đề đạt trình bày nguyện vọng với “người Nhà nước” để mượn tờ báo, vì đọc báo khác với đọc sách: Có khi chỉ xem lướt qua, có khi chỉ tìm đọc những chuyên mục nào đó, lại có khi phải đọc nhiều báo để hiểu kỹ một vấn đề... Còn đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức thì không hiểu sẽ được phục vụ vào lúc nào, khi thư viện cũng nghỉ luôn cả thứ bảy và chủ nhật?

Chẳng biết đến bao giờ thì các loại báo chí ở thư viện lớn nhất tỉnh tôi mới được đưa ra trưng bày công khai ở vị trí dễ thấy, dễ lấy, để người đọc có thể tự do tìm chọn như ở các phòng đọc sách báo ở nơi khác!

O6OJ5D0r.jpgPhóng to

Cách đây 2 năm, cầu Dịch Vọng bắc qua sông Tô Lịch chừng 150m (một bên là quận Cầu Giấy, một bên là quận Ba Đình) cắt băng khánh thành, cờ xí rầm rộ. Dòng sông Tô Lịch thêm cây cầu vắt ngang bề thế, đẹp đẽ.

Nhưng... từ khi đưa cầu vào khai thác, mà bên đầu cầu phía đường Bưởi (của quận Ba Đình) gần cổng công viên Thủ Lệ vẫn còn một “bãi” chứa rác và xà bần (ảnh). Khách du lịch tham quan qua đây lắc đầu, bịt mũi cố đi cho nhanh, kẻo “uế khí” bốc mùi ngấm vào thì khốn. Câu hỏi đặt ra: Đống rác “cũ” chưa ai dọn, để “bảo tồn vốn cổ”?

NÔNG VĂN DÂN (Thái Nguyên)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp