02/10/2023 15:23 GMT+7

Hai điều khiến phương Tây lo lắng cho Ukraine

Ukraine đang chuẩn bị đối phó các đợt không kích của Nga trong mùa đông. Tuy nhiên mối lo lớn nhất không chỉ là bùn lầy và sương gió…

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: REUTERS

Chiến sự Ukraine đã bước vào tháng thứ 20. Ukraine đã khởi động cuộc phản công mùa xuân với mục tiêu giành lại lãnh thổ bị Nga kiểm soát.

Quân đội Ukraine bị nhận xét chưa có nhiều bước tiến nổi bật ở đợt phản công mùa xuân. Mùa đông này, Kiev đang phải chuẩn bị đối phó các đợt không kích của Nga.

Mối lo lớn nhất là Nga sẽ nhắm vào cơ sở hạ tầng, hệ thống sưởi… để làm tê liệt Ukraine, giảm tinh thần chiến đấu của đối phương.

Trong các phân tích về cục diện Ukraine, giới quan sát phương Tây cũng thừa nhận Kiev đang gặp khó. Dù ủng hộ Ukraine, nhiều người vẫn cho rằng có những nhận định thường xuyên và sai lầm rằng Nga đang cạn kiệt tên lửa và đạn dược.

Mối lo về mùa đông của Ukraine

Ukraine đang cố gắng công phá các tuyến phòng thủ của Nga. Tuy nhiên theo nhận định của CNN ngày 1-10, Kiev đang thiếu sức mạnh không quân để đạt mục tiêu. Trong khi đó, thời tiết xấu trong mùa đông sẽ làm gián đoạn cuộc phản công này.

Trong tình hình đó, Ukraine đang lo ngại Nga tiếp tục chiến dịch tấn công cơ sở hạ tầng. Việc Nga tăng ngân sách quốc phòng lên gần 70% vừa qua cũng khiến Ukraine lo lắng.

Và khác với một năm trước, thời điểm Ukraine đạt thắng lợi quan trọng tại Kherson và Kharkov, hiện nay các lực lượng Nga được cho đã thích nghi tốt hơn và khó đối phó hơn.

Ukraine đã nhận thêm nhiều viện trợ của phương Tây. Ngay cả việc cung cấp các tên lửa tầm xa, vốn là chủ đề nhạy cảm, cũng đã được Kiev phần nào vận động thành công.

Mới đây Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng Washington sẽ cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS cho Kiev.

Việc huấn luyện binh sĩ Ukraine đối với các loại vũ khí phương Tây cũng có tiến triển. Tuy vậy, vẫn có những cảnh báo rằng tình hình không nên bị đánh giá quá lạc quan.

Các chuyên gia trên tạp chí Economist viết: "Khả năng làm chủ công nghệ phương Tây nhanh chóng của binh sĩ Ukraine dẫn tới sự lạc quan sai lầm rằng thời gian cần thiết để phát triển các đơn vị chiến đấu gắn kết với nhau có thể được rút ngắn".

Hiện nay, Ukraine được biết đang điều chỉnh bằng cách tấn công nhóm nhỏ. Cách thức này được kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn so với việc tập trung các nhóm lớn.

Vì nếu Ukraine tập trung thành nhóm lớn, máy bay không người lái của Nga có thể phát hiện bất kỳ cuộc tập trung lực lượng nào, và sẽ triển khai pháo binh chống lại Ukraine, theo CNN.

Tướng Oleksandr Tarnavsky của Ukraine từng nói: "Cả đối thủ và chúng tôi đều không sử dụng đại đội, tiểu đoàn hay lữ đoàn, mà là các nhóm tấn công nhỏ, các nhóm từ 10 tới 15 người".

Theo ông Tarnavsky, cách tác chiến này cũng giảm thiểu trở ngại cho Ukraine trong mùa đông, thời điểm bùn lầy và sương gió có thể ngăn Ukraine tiến bước.

Với Ukraine, đường dài mới quan trọng

Về tổng quan, tình hình Ukraine khó chứng kiến đột phá cho cả hai phía trong ngắn hạn. Một số phân tích đang nghiêng về hướng chiến sự sẽ kéo dài tới tận năm 2025. Đây có thể là điểm mấu chốt khiến Ukraine lo lắng nhất.

Nga đang thiệt hại nặng hơn khi Ukraine nhận vũ khí, đạn chùm từ phương Tây. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn đánh giá thận trọng về cục diện chiến sự.

Nhiều người tin rằng Nga đang kiệt quệ. Nhưng theo CNN, có nhiều nhận định sai lầm về việc Nga cạn đạn dược và tên lửa. Và điều này đồng nghĩa Nga có đủ khả năng thực hiện nhiều cuộc không kích mùa đông này.

Ukraine vẫn có thể chống trả với tiến bộ trong hệ thống phòng không. Như một kết quả tất yếu, màn giằng co này sẽ kéo dài và nguy cơ bế tắc. Lịch sử cho thấy sau giai đoạn đầu, các cuộc chiến thường trở nên ít thay đổi. Ví dụ điển hình là xung đột 8 năm ở Donbas từ năm 2014.

Chiến sự càng kéo dài, phương Tây càng gặp áp lực trong việc ủng hộ Ukraine. Châu Âu và Mỹ "có dấu hiệu mệt mỏi… Hoài nghi và tranh cãi lây lan", CNN viết ngày 1-10.

Nhạy cảm trước biến động chính trị của các đồng minh

Trước tình hình nêu trên, nhiệm vụ chiến lược của Ukraine là cố gắng đạt thành tựu và kiên nhẫn. Cuộc tranh cãi mới đây với Ba Lan là minh chứng cho việc Kiev dễ tổn thương trước biến động chính trị của các đồng minh.

Nói cách khác, dù nguyên nhân khiến Ba Lan căng thẳng với Ukraine bắt nguồn từ áp lực chính trị của riêng Ba Lan, đó vẫn là thách thức không thể né tránh cho Kiev.

Mỹ, đồng minh đóng góp nhiều nhất cho Ukraine, cũng sắp bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Phe Cộng hòa có lập trường cứng rắn hơn với vấn đề viện trợ Ukraine, và Kiev sẽ mong kịch bản xấu nhất không xảy ra.

Mùa xuân 2024 có khả năng định hình giai đoạn quan trọng nhất xung đột Ukraine - Nga. Đó cũng là lúc Ukraine kỳ vọng nhận số máy bay F-16 hiện đại hơn từ Mỹ và đồng minh.

Thế khó của Ukraine: Chiến sự dài, viện trợ suy giảmThế khó của Ukraine: Chiến sự dài, viện trợ suy giảm

TTCT - Khi xuất hiện ở đồi Capitol hôm 21-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đối mặt với một không khí rất khác.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp