04/11/2015 16:05 GMT+7

Hai câu chuyện học sinh bị la giữa đường

TRIỆU NGỌC DIỆP
TRIỆU NGỌC DIỆP

TTO - Đọc các ý kiến quanh câu hỏi “Việc của tôi hay việc của ai?” có vẻ như nó đã đi xa hơn phạm trù nhận thức công việc, mà là nên hay không làm cái công việc không phải của mình?

Cá nhân tôi xin góp ý bằng hai câu chuyện thật.

Tôi đang chạy xe trên đường. Phía trước tôi là một nhóm 6,7 học sinh cấp II vừa đi xe đạp vừa đùa giỡn cười nói om sòm. Cùng lúc đó có 2 anh CSGT đi môtô tới. Anh ngồi sau vừa vung gậy vừa la mấy em học sinh: ”Chạy sát vô lề, chạy xe mà giỡn la rùm trời à”. Rồi hai anh vừa chạy kè kè vừa “lên lớp” mấy em học sinh tới khi đâu đó trật tự, nghiêm túc.

Chuyện thứ hai cũng trên đường, khi 2 học sinh cấp 3 đang đi học về trên xe đạp điện. Bỗng cô giáo đi xe máy từ phía sau vọt lên bảo 2 em dừng lại. Thì ra em ngồi sau không đội nón bảo hiểm. Tôi thấy cô la rầy hai em rất mạnh mẽ và quyết không cho em ngồi sau tiếp tục hành trình. Thật sự mà nói, tôi thấy có gì đó “lăn tăn” trong lòng về thái độ cứng rắn của cô, nhưng cũng rất cảm phục và đoan chắc cô là một người rất trách nhiệm, nhất là trong nghề nghiệp của mình.

Tôi nghĩ có không nhiều người sẵn lòng làm công việc “thừa thải” như hai anh CSGT và cô giáo trên. Đâu hiếm chuyện CSGT “bỏ qua” các vụ việc về giao thông, cũng như nhiều thầy cô khi ra khỏi cổng trường thì xem như hết việc, hết trách nhiệm thầy trò.

Vậy thì nghĩ lại cái chuyện “ham hố công việc” đó cũng đáng đồng tiền bát gạo lắm chứ. Hay nói đúng hơn đó là hành động đẹp, hành động cần vì trên hết đó là những sự can thiệp cần thiết. 

TRIỆU NGỌC DIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp