02/10/2017 10:05 GMT+7

Hai anh em mồ côi cha dắt nhau vào đại học

KIM ANH
KIM ANH

TTO - Như một món quà tặng người mẹ tần tảo sớm hôm lo cho hai anh em ăn học khi ba đã đi xa trong một cơn đột qụy, hai anh em cùng học THPT Đa Phước, huyện Bình Chánh (TP.HCM) năm nay đã đặt chân vào giảng đường đại học.

Hai anh em mồ côi cha dắt nhau vào đại học - Ảnh 1.

Hai anh em Nghĩa, Mai cắt mướp trồng trong chùa để bán lấy tiền lo thêm sách vở - Ảnh: Duyên Phan

Người anh Nguyễn Trọng Nghĩa (1998) đậu vào Đại học Bách Khoa TP.HCM, còn cô em gái Nguyễn Thị Ngọc Mai (1999) cũng đậu vào Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Tôi thấy Mai xin tài liệu về cho anh tự học mới tìm hiểu thêm hóa ra anh trai của Mai ở nhà đi làm phụ thêm mà vẫn thi đạt điểm rất cao. Cả hai anh em cùng vào Đại học chắc chắn gánh nặng sẽ đè lên vai của mẹ hai em trong khi gia cảnh quá khó khăn".

Cô Phạm Thị Thùy Dung

"Nghe tin cả hai anh em chúng nó vào Đại học, tui mừng được vài giây rồi từ bữa đó đến nay lo đến mất ăn mất ngủ. Sức tôi yếu biết lấy đâu tiền lo cho anh em chúng nó. Chỉ lo nếu có gì buộc chúng phải dang dở việc học thì tôi không cam lòng" - bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, mẹ của Nghĩa - Mai chia sẻ.  

Chung một ước mơ

Nghĩa chèo chiếc ghe nhỏ ra giữa ao để cô em gái hái mướp đem ra chợ bán kiếm thêm tiền mua dụng dụ học tập. Thoắt rồi Nghĩa lại phụ đào mấy bụi chuối đem trồng ra khu đất cao hơn…

Tất cả mọi việc nặng nhọc trong khu chùa gần nhà, nơi  hai anh em nương tựa đều do tay Nghĩa và Mai cùng nhau làm vì người quản tự cũng là bác Hai của hai anh em nhưng ông đã mất sức khỏe nhiều, không làm được việc nặng.

Người cựu chiến binh ấy không có gia đình bên cạnh nên đã giành trọn tình yêu thương cho hai đứa cháu sớm mồ côi cha.

Hai anh em cũng đỗ đại học thực sự là niềm vui lớn sau bao ngày cố công học tập của hai anh em. Nhưng bên cạnh đó hiển hiện một nỗi lo âu, gia đình em hiện đang khó khăn, con đường học vấn hai anh em có thể gặp trở ngại không nhỏ."

Nguyễn Trọng Nghĩa

Cũng nhờ nương náu và ăn cơm chùa mà hai anh em lớn lên, đến trường bởi từ ngày cha mất, mẹ của hai em cũng bệnh tật nhiều hơn. Xui rủi hơn khi mẹ hai em trèo lên chặt đám cây trước mái nhà tình thương của gia đình thì bị té gãy chân.

Hai anh em mồ côi cha dắt nhau vào đại học - Ảnh 5.

Hai anh em Nghĩa, Mai phụ chẻ củi trong chùa - Ảnh: Duyên Phan

Không có tiền để mổ, chỉ chạy chữa cho qua nên chân cô đi không vững, thêm bệnh cao huyết áp, tiểu đường… nên không thể tiếp tục công việc thuê đất trồng hoa màu. 

Với công việc thủ công, mỗi ngày ngồi ròng rã chục tiếng bà Tuyết cũng chỉ kiếm được dăm ba chục ngàn. Ba mẹ con chắt chiu sống qua ngày, hai đứa con nương nhờ thêm bên chùa.  

Anh trai Nguyễn Trọng Nghĩa năm trước cũng đã thi được hơn 19 điểm, nhưng Nghĩa không tham gia xét tuyển đại học để nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình và tự luyện thi với giấc mơ vào được trường Đại học Bách Khoa để theo học khoa Kỹ thuật giao thông. 

"Em chọn ngành kỹ thuật ô tô vừa là đam mê vừa là cơ hội việc làm sau này nhiều hơn do vậy em đã quyết định không học đại học khác dù điểm năm ngoái em cũng có trường để đi học. Với lại nếu học sẽ tốn học phí nhiều hơn" - Nghĩa cho hay. 

Tự ôn luyện và phải phụ làm thêm trong ngôi chùa do người bác trông coi nhưng Nghĩa đã thi đạt số điểm khố A khá cao (hơn 26,5 điểm).

Cũng vào chùa phụ giúp với anh trai và cùng học bài luyện thi, cô em gái Nguyễn Thị Ngọc Mai, học sinh giỏi và có điểm tổng kết đứng đầu lớp 12A5 THPT Đa Phước cũng mang tin vui về khoe mẹ khi đậu vào khoa Hải dương học, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). 

Nỗi lo canh cánh bên lòng

Để có tiền đóng học phí tạm ứng ban đầu, trong khi chờ mẹ vay tiền theo diện hộ nghèo, người bác Hai đã phải đi vay nóng 9 triệu đồng cho hai cháu làm hành trang lên trường nhập học, theo đuổi ước mơ. 

Chỉ có con đường đi học để thay đổi cuộc đời. Nhà em không có lấy miếng đất, căn nhà tình thương cũng được làm trên đất của chùa. Em mong mình học ra trường để lo cho bản thân và đỡ đần cho mẹ"

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trong thư đề đạt nguyện vọng gửi tới chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ, Nghĩa viết: ""Em dự định sau khi sắp xếp ổn thỏa việc học thì sẽ tìm việc làm thêm để có thể phụ giúp gia đình lo hai anh em cùng học. Em mong con đường học ĐH của em sẽ không bị gián đoạn. Đó là nỗi lo sợ và buồn rầu lớn nhất của em".

Hai anh em mồ côi cha dắt nhau vào đại học - Ảnh 7.

Hai anh em Nghĩa, Mai cùng ôn bài trong ngôi chùa gần nhà - Ảnh: Duyên Phan

Mai còn nhớ cách đây 6 năm, ngày hai anh em đang đi học, ở nhà báo lên trường cha đột qụy ra đi mãi mãi. Rồi từ đấy cha không còn cùng mẹ ra đồng, gia cảnh ngày càng túng bấn khi mẹ đổ bệnh nhiều. Cả hai anh em càng phải quyết tâm học thật giỏi để không phụ công mẹ. 

"Chỉ có con đường đi học để thay đổi cuộc đời. Nhà em không có lấy miếng đất, căn nhà tình thương cũng được làm trên đất của chùa. Em mong mình học ra trường để lo cho bản thân và đỡ đần cho mẹ" - Ngọc Mai bộc bạch.

Cả hai anh em cùng học tại Thủ Đức nên phải ở ký túc xá, cuối tuần tranh thủ về nhà, vào chùa để phụ mẹ và bác Hai. Nghĩa cặm cụi chẻ những thanh củi còn Mai lau chùi những bệ cửa… rồi hai anh em lại lên xe buýt đến trường chuẩn bị cho tuần học mới. Tương lai tươi sáng đang đón chào hai anh em họ ở phía trước.    

Cô giáo Phạm Thị Thùy Dung, chủ nhiệm của Nguyễn Thị Ngọc Mai và cũng là cô giáo dạy Hóa của cả hai anh em cho biết: "Mai là một học trò ngoan, hiền và rất lễ phép. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng rất chịu khó khắc phục để vượt lên trong học tập. Năm học vừa qua Mai có số điểm bình quân cao nhất lớp. Còn anh trai dù đã đậu đại học năm trước nhưng không vào được trường ĐH Bách Khoa, sợ phải đóng học phí cao nên nghỉ học ở nhà.

KIM ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp