Theo đó, tuổi nhập ngũ tối thiểu vẫn được giữ nguyên ở mức 18 tuổi trong khi trần độ tuổi được tăng lên từ 27 lên 30 tuổi.
Dự luật mà Hạ viện Nga thông qua ngày 25-7 cũng quy định công dân đã nhập ngũ có thể ký một hợp đồng tham gia chế độ quân tình nguyện có thời hạn 1 năm và có hiệu lực trong một số trường hợp nhất định, như trong thời gian động viên, thiết quân luật và trong thời chiến, cũng như xung đột vũ trang, hay chiến dịch chống khủng bố.
Ngoài ra, lực lượng quân dự bị cũng có thể ký hợp đồng tương tự có thời gian từ 1 năm trở xuống.
Ngoài ra, Duma Quốc gia Nga cũng thông qua nhiều dự luật liên quan khác, như cho phép chính quyền các vùng được có quyền thành lập các doanh nghiệp tư nhân đặc biệt nhằm hỗ trợ các cơ quan an ninh để đảm bảo an ninh công cộng, như chống phá hoại, trong thời gian động viên, thiết quân luật và thời chiến.
Quyền này sẽ được tổng thống Nga ủy quyền cho chính quyền các vùng.
Theo kế hoạch, những dự luật này sẽ được trình lên Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện) Nga để thông qua, trước khi được tổng thống Nga ký ban hành thành luật và có hiệu lực chính thức từ ngày 1-1-2024.
Siết chặt lệnh gọi nhập ngũ
Mỗi năm, Nga tiến hành 2 đợt gọi nhập ngũ. Thông báo nhập ngũ được gửi trực tiếp đến người nhận ở trong nước. Các công dân Nga từ 18-27 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Vào ngày 11-4 vừa qua, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga nhất trí với dự luật triển khai hệ thống thông báo nhập ngũ điện tử, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nam giới nhập ngũ.
Theo dự luật mới, những người được gọi nhập ngũ sẽ bị cấm ra nước ngoài và sẽ phải báo cáo với văn phòng nhập ngũ sau khi nhận được giấy gọi điện tử.
Đến ngày 14-4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành đạo luật siết chặt các quy định liên quan đến việc gọi công dân nhập ngũ.
Đạo luật được kỳ vọng sẽ giúp hiện đại hóa hệ thống đăng ký quân sự và giúp việc thực thi nghĩa vụ quân sự tại Nga trở nên công bằng hơn đối với mọi công dân.
Cụ thể, các công dân Nga trong độ tuổi quy định sẽ được nhận giấy gọi nhập ngũ theo cả 2 hình thức là văn bản giấy và bản điện tử.
Giấy gọi nhập ngũ bằng văn bản có hiệu lực sau 7 ngày kể từ khi được vào sổ gọi nhập ngũ, trong khi bản điện tử có hiệu lực ngay khi xuất hiện trong tài khoản điện tử cá nhân và tài khoản trên cổng dịch vụ công.
Đạo luật mới cũng đưa ra một số hạn chế tạm thời đối với những công dân đã nhận được giấy gọi nhập ngũ song không đến cơ quan chức năng để đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
Các hạn chế sẽ được áp dụng sau 20 ngày kể từ ngày công dân nhận được giấy gọi, bao gồm cấm xuất cảnh, cấm đăng ký ô tô và bất động sản, cấm đăng ký doanh nghiệp cá nhân, hạn chế quyền lái xe và từ chối cấp khoản vay.
Chính quyền địa phương cũng có thể đưa ra thêm các biện pháp hạn chế bổ sung.
Luật cũng quy định việc lập sổ đăng ký thông tin cho những công dân đang hoặc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Sổ sẽ do Bộ Phát triển kỹ thuật số lập ra nhưng Bộ Quốc phòng Nga mới là đơn vị quản lý. Sau khi có sổ, những công dân Nga lần đầu thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự sẽ không bắt buộc phải đến văn phòng đăng ký.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận