10/07/2023 14:23 GMT+7

Hà Nội tăng giá nước sinh hoạt, áp dụng từ ngày 1-7

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định điều chỉnh tăng giá nước sinh hoạt tại thủ đô. Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền?

Theo Sở Tài chính TP Nà Nội, với giá nước chưa được điều chỉnh, các đơn vị cấp nước không đủ nguồn lực để tái đầu tư, kiểm soát để nâng cao chất lượng nước sạch - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo Sở Tài chính TP Nà Nội, với giá nước chưa được điều chỉnh, các đơn vị cấp nước không đủ nguồn lực để tái đầu tư, kiểm soát để nâng cao chất lượng nước sạch - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký quyết định về việc phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt tại thủ đô.

Việc điều chỉnh giá nước sinh hoạt tại Hà Nội dựa trên tờ trình trước đó của Sở Tài chính TP.

Cụ thể, giá nước sinh hoạt bán lẻ tại Hà Nội được điều chỉnh như sau:

Giá nước bán lẻ tại TP Hà Nội được điều chỉnh từ ngày 1-7-2023

Giá nước bán lẻ tại TP Hà Nội được điều chỉnh từ ngày 1-7-2023

Giá nước sinh hoạt tại Hà Nội áp dụng từ 1-10-2013 đến 30-6-2023 

Giá nước sinh hoạt tại Hà Nội áp dụng từ 1-10-2013 đến 30-6-2023

Với phương án điều chỉnh này, các hộ dân sử dụng trên 30m³/tháng sẽ phải trả thêm 11.071 đồng/m³.

Cụ thể, quy chiếu nhu cầu tiêu dùng nước sạch thực tế tại các hộ dân ở nội thành Hà Nội (khoảng 10-16m³/hộ/tháng), số tiền người dân sẽ phải trả thêm tăng 15.000 - 26.000 đồng/tháng.

Ở khu vực nông thôn (6-8m³/hộ/tháng), số tiền phải chi thêm 10.000 - 13.000 đồng/tháng/hộ.

Trước đó, tờ trình của Sở Tài chính TP cho rằng sau 10 năm không tăng giá nước sạch, nếu không điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các nhà máy nước mới, ảnh hưởng tới các dự án cải tạo, nâng công suất các nhà máy nước đang vận hành theo quy hoạch cấp nước.

Các nhà máy nước ngầm (được xây dựng từ lâu, đã hết hoặc gần hết khấu hao) hiện đang phải giảm dần sản lượng theo quy hoạch; các nhà máy nước mặt đang vận hành hiện do được đầu tư theo công nghệ mới, chi phí khấu hao, chi phí tài chính còn cao nên với giá nước không được điều chỉnh, nhà đầu tư gặp khó khăn trong thanh toán các chi phí khai thác, vận hành, cũng như khó khăn khi đàm phán huy động vốn để mở rộng, nâng công suất.

"Các nhà đầu tư gặp khó khăn khi huy động vốn để đầu tư với các nhà máy nước trong quy hoạch nhưng chưa đầu tư" - Sở Tài chính thông tin.

Với giá nước như hiện nay, Hà Nội sẽ "không đủ điều kiện nâng cao chất lượng nước sạch" do Bộ Y tế yêu cầu chất lượng nước sạch phải đạt quy chuẩn QCVN01-1:2018/BYT.

"Với giá nước chưa được điều chỉnh, các đơn vị cấp nước không đủ nguồn lực để tái đầu tư, kiểm soát để nâng cao chất lượng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế" - Sở Tài chính nêu lý do.

Cũng theo Sở Tài chính TP Hà Nội, giá nước chậm điều chỉnh là hạn chế đối với việc xã hội hóa thu hút các nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cấp nước. 

"Hiện TP đã kêu gọi thu hút được 23 nhà đầu tư tư nhân, triển khai 39 dự án cấp nước gồm cả dự án nguồn nước và mạng lưới. Tuy nhiên có doanh nghiệp không thực hiện dự án, phần lớn các dự án còn lại đều chậm tiến độ hoàn thành.

Các doanh nghiệp mới triển khai dự án trong giai đoạn này đang chịu nhiều áp lực chi phí vốn, với giá nước hiện hành chỉ đáp ứng được chi phí thiết yếu tối thiểu để vận hành nhà máy, chưa thu hồi được vốn đầu tư, chưa có lợi nhuận.

Nếu giá nước không điều chỉnh kịp thời, các doanh nghiệp này sẽ đối mặt nguy cơ phá sản do không có nguồn lực tài chính để vận hành nhà máy, dẫn đến không đảm bảo an ninh cấp nước cho TP" - Sở Tài chính nêu thêm lý do.

Tăng giá nước sạch phải tăng chất lượng nướcTăng giá nước sạch phải tăng chất lượng nước

Chiều 29-6, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND TP Hà Nội về phê duyệt phương án tăng giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp