03/12/2024 09:38 GMT+7

Hà Nội: Người đàn ông đột quỵ khi đang đánh pickleball

Đang chơi pickleball, người đàn ông 55 tuổi ở Hà Nội bất ngờ ngã quỵ, bất tỉnh, được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Hà Nội: Người đàn ông đột quỵ khi đang đánh pickleball - Ảnh 1.

Pickleball đang là bộ môn thể thao được nhiều người ưa chuộng - Ảnh minh họa: TTO

Đột quỵ khi đang đánh pickleball

Ông Trần Anh Thắng, phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, cho hay tối 2-12 trung tâm tiếp nhận trường hợp nạn nhân nghi đột quỵ khi đang chơi thể thao.

Qua khai thác thông tin, sự việc xảy ra khoảng 18h10, khi nạn nhân chỉ vừa mới tham gia chơi được 15-20 phút thì bất ngờ ngã quỵ, bất tỉnh.

Ông Thắng cho hay khi đội cấp cứu đến hiện trường, nạn nhân đã trong tình trạng ngừng tuần hoàn. 

Các nhân viên y tế phải tiến hành hồi sức cấp cứu tại chỗ trong khoảng 15-20 phút để tái lập mạch cho bệnh nhân trước khi chuyển vào Bệnh viện E.

Thông tin từ Bệnh viện E, bệnh nhân đang được các bác sĩ điều trị tích cực.

Thời gian qua, pickleball được nhiều người lựa chọn và phát triển mạnh mẽ. Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, cho hay bất kỳ môn thể thao nào cũng tiềm ẩn nguy cơ, đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ về tim mạch hoặc huyết áp.

Những chuyển động nhanh, thay đổi tư thế đột ngột trong pickleball có thể gây áp lực lớn lên hệ tuần hoàn, dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

"Sự cố xảy ra đúng vào thời điểm thời tiết tại Hà Nội đang trong những ngày chuyển lạnh, đặc biệt là vào ban đêm. Thời tiết lạnh là một yếu tố nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch.

Khi nhiệt độ giảm, cơ thể có xu hướng co mạch máu để giữ nhiệt, làm tăng huyết áp và giảm lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi người chơi vận động mạnh hoặc không khởi động kỹ", bác sĩ Mạnh giải thích.

Nên đánh giá sức khỏe trước khi chơi thể thao

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Võ Tường Kha - chủ nhiệm bộ môn y học thể thao, Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội - khuyến cáo trước khi tập luyện môn thể thao nào cũng nên đi khám bác sĩ thể thao hoặc bác sĩ chuyên khoa tim mạch, hô hấp, nội tiết - chuyển hóa để đánh giá tình trạng thể lực, xem có tiền sử bệnh lý không.

Nếu có phải điều trị triệt để trước khi tập luyện. Trong trường hợp không có tiền sử bệnh lý, kết quả đánh giá sức khỏe này cũng giúp bác sĩ thể thao và huấn luyện viên đánh giá tình trạng thể lực có thể chịu được lượng vận động (cường độ, thời gian, tần suất vận động) như thế nào.

Trước, trong và sau mỗi buổi tập, người tập cần lắng nghe sức khỏe của bản thân. Nếu phát hiện bất thường cần báo ngay với bác sĩ, huấn luyện viên để điều chỉnh có tiếp tục không? Có điều chỉnh lượng vận động không - tăng hay giảm?

Nếu có dấu hiệu bất thường như hoa mắt, ngất xỉu, khó thở, đau tức ngực, đau đầu… thì dừng ngay và báo cho bác sĩ thể thao, huấn luyện viên để khám và xử lý kịp thời.

Ngoài ra, không nên tập luyện khi quá no hoặc quá đói. Khi đói có thể dẫn đến hạ đường huyết khi tập luyện. Còn khi quá no có thể khiến lượng máu tập trung vào hệ thống tiêu hóa, thể tích dạ dày tăng lên, gây chèn ép cơ hoành dẫn đến trở ngại thở, hạn chế cung cấp đủ oxy cho tổ chức, tim, não dẫn đến ngất xỉu.

Bác sĩ thể thao và huấn luyện viên cần chủ động phối hợp người tập đánh giá tình trạng sức khỏe, thể lực của người tập định kỳ, thường xuyên, đặc biệt trước khi nâng lượng vận động ở mức cao hơn.

Hà Nội: Người đàn ông đột quỵ khi đang đánh pickleball - Ảnh 2.Có thể bị đột tử khi tập gym, vì sao?

Mới đây, một người đàn ông 42 tuổi đang tập gym ở phòng tập tại Hà Nội thì có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bất tỉnh, sau đó tử vong trước khi được đưa đi cấp cứu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp