24/07/2021 17:24 GMT+7

Hà Nội cam kết đủ hàng, người dân không cần dự trữ

PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN

TTO - Theo Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, từ kinh nghiệm các lần giãn cách trước, TP đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho người dân, vì vậy TP cam kết có đủ hàng hóa cần thiết trong thời gian tới, không cần dự trữ.

Hà Nội cam kết đủ hàng, người dân không cần dự trữ - Ảnh 1.

Người dân mua thực phẩm, rau củ tại siêu thị Big C - Ảnh: PHẠM TUẤN

Chiều 24-7, về vấn đề đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho người dân thủ đô trong thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, TP đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan cho biết tại Hà Nội, doanh nghiệp đã làm việc với các nhà cung cấp lớn, tăng lượng dự trữ hàng hóa lên gấp 3 lần nhằm đảm bảo hàng hóa đầy đủ trên quầy kệ tại tất cả các điểm bán của hệ thống VinMart/VinMart+.

"Chúng tôi linh động xây dựng các phương án giao hàng tiện lợi nhanh chóng cho khách hàng như: Dịch vụ "đi chợ hộ" thông qua danh sách số điện thoại của từng siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc, đặt mua hàng hóa qua các ứng dụng điện tử như VinID, Now, Lazada... hay đặt hàng online... khách hàng có thể thanh toán online và chỉ việc nhận hàng, tránh lây lan dịch bệnh khi sử dụng tiền mặt", đại diện công ty trên nói.

Còn theo đại diện Công ty TNHH bán lẻ BRG, hiện nay hầu hết các hệ thống phân phối của công ty đã có sự chuẩn bị hàng hóa cho những kịch bản. 

Công ty đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm, trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm 13 mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá bao gồm: gạo, thịt gà, trứng gà, thực phẩm chế biến, đồ hộp, thủy hải sản đông lạnh, bún mì phở ăn liền, dầu ăn, gia vị, rau củ quả...

Hà Nội hiện có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hóa bình ổn giá, hàng chục ngàn cửa hàng tạp hóa…

Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, TP Hà Nội đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

Theo Sở Công thương Hà Nội, mặc dù đang phải đối mặt với những khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào hàng hóa cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao.

Hà Nội: Chỉ thị giãn cách xã hội ban hành lúc nửa đêm, chợ sáng ngày rằm vẫn đông người Hà Nội: Chỉ thị giãn cách xã hội ban hành lúc nửa đêm, chợ sáng ngày rằm vẫn đông người

TTO - Mặc dù chỉ thị 16 có hiệu lực từ 6h ngày 24-7, tại một số khu chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, việc chấp hành của người dân vẫn chưa được thực hiện nghiêm.

PHẠM TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp