13/03/2018 19:57 GMT+7

Hạ Long - Cát Bà cần ý thức rõ từ 'bài học Tràng An'

ĐỨC HIẾU
ĐỨC HIẾU

TTO - Đó là ý kiến của bà Phạm Thị Thanh Hường, đại diện UNESCO Việt Nam, tại cuộc họp lãnh đạo lần thứ 5 sáng kiến Liên minh vịnh Hạ Long - Cát Bà tổ chức chiều 13-3 tại TP Hạ Long.

Hạ Long - Cát Bà cần ý thức rõ từ bài học Tràng An - Ảnh 1.

Bà Phạm Thị Thanh Hường, trưởng ban văn hóa UNESCO tại Việt Nam - Ảnh: Đức Hiếu

Lấy ví dụ về vi phạm mới đây tại khu di sản Tràng An, bà Hường cho rằng đó là ví dụ nhãn tiền nhất của việc đặt mục tiêu công nhận di sản như một công cụ phát triển kinh tế.

"Hơi khập khiễng, nhưng đặt mục tiêu công nhận di sản để phát triển kinh tế cũng giống như việc chúng ta thiết lập khu vực không hút thuốc trong môi trường đầy rẫy khói thuốc cho những người không hút thuốc, sau khi được mọi người đến thì chúng ta lại tổ chức hút thuốc ngay trong khu vực ấy, đó là một mâu thuẫn.

Nếu chúng ta muốn phát triển ở bất cứ chỗ nào, chỗ nào cũng muốn phát triển, chỗ nào cũng muốn xây dựng như chỗ nào ta cũng muốn hút thuốc thì tốt nhất là chúng ta đừng dựng biển không khói thuốc ở đó. Di sản cũng vậy.

Trường hợp của Tràng An rất rõ, chúng ta thiết lập vùng lõi, chứng minh có một hệ thống quản lý để bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu. Tuy nhiên thực tế, chúng ta làm ngơ hoặc cố tình cho việc đó diễn ra vì không thể nói việc đó diễn ra trong một đêm được" bà Hường so sánh.

Vị đại diện UNESCO Việt Nam cho rằng, đây là nhận thức phổ biến của những người có trách nhiệm quản lý nói chung, và bài học của Tràng An đã đặt ra những thách thức cho cấp quản lý ở cả cấp trung ương.

Không thể nhìn quá trình đề cử, tái đề cử di sản này chỉ với một danh hiệu là tấm vé giúp thu hút mọi người đến, giúp chúng ta có nhiều tiền hơn. Thực sự đó là để bảo tồn, giúp chúng ta giữ được động lực trong phát triển lâu dài. Nếu không, rất nhanh chóng, cục nam châm của chúng ta hết tác dụng luôn. Bài học này đối với Hạ Long và Cát Bà phải ý thức rất là rõ.

Bà Phạm Thị Thanh Hường, trưởng ban văn hóa UNESCO tại Việt Nam

Hiện nay, cấp tỉnh, cấp trung ương có quyết tâm chính trị rất cao để tái đề cử di sản vịnh Hạ Long - Cát Bà. 

Điều cơ bản được bà Hường chỉ ra là phải chỉ rõ chúng ta có đủ hệ thống, đủ nguồn lực để có thể bảo vệ, đảm bảo được giá trị nổi bật toàn cầu mà cụ thể là 4 tiêu chí đề ra cũng như khuyến khích Hạ Long có cách tiếp cận chủ động, thay vì chờ người ta đến phê bình thì phải tổ chức các chuyến đánh giá tư vấn độc lập, như các chủ đề: quản lý rác thải, quản lý phát triển du lịch bền vững...

Bà Hường cũng cho biết hai ban quản lý Hạ Long và Cát Bà có thể tận dụng cơ hội này để đề xuất nguồn tài chính đảm bảo hoạt động, thực thi nhiệm vụ được giao quản lý di sản này cho các hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học, giám sát...

"Thật là trớ trêu khi di sản đem lại nguồn thu cho các địa phương cả ngàn tỉ đồng mỗi năm, chưa kể nguồn thu gián tiếp khác nhưng các ban quản lý lại không có nổi kinh phí nhất định để giám sát đa dạng sinh học" - đại diện UNESCO tại Việt Nam nói.

ĐỨC HIẾU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp