22/01/2025 21:45 GMT+7

Hà Lan muốn đầu tư vào ngành bán dẫn Việt Nam

Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof khẳng định nước này quan tâm và sẽ xem xét đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam, khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 22-1.

Hà Lan muốn đầu tư vào ngành bán dẫn Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof - Ảnh: ĐOÀN BẮC

Ngày 22-1 tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp lãnh đạo Hà Lan, Liechtenstein và một số tổ chức quốc tế nhân dịp cùng dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55.

Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan mong sớm thăm Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, gặp Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao lên tầm cao mới; xem xét mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực như công nghệ cao, thiết kế và sản xuất chip bán dẫn cùng các lĩnh vực khoa học công nghệ khác.

Ông cũng đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và thúc đẩy EU sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU đối với thủy sản Việt Nam, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hợp tác kinh tế - thương mại song phương.

Về phần mình, Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof cho biết Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan mong sớm thăm lại Việt Nam. Ông cũng khẳng định Hà Lan quan tâm và sẽ xem xét đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam.

Được biết Hà Lan là nhà của ASML, tập đoàn chuyên cung cấp các máy quang khắc hàng đầu thế giới cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trân trọng mời Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof sớm thăm Việt Nam, tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 4 tới.

Gặp Thủ tướng Liechtenstein Daniel Risch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam mong muốn sớm kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) gồm các nước Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein và tiếp tục đàm phán, ký kết hiệp định bảo hộ đầu tư.

Nhất trí với người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Liechtenstein hy vọng có thể hoàn thành đàm phán FTA Việt Nam - EFTA trong năm nay, cũng như tiến tới đàm phán hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Cho rằng hai nước có nhiều điểm tương đồng để tăng cường hợp tác, ông Daniel Risch cũng cho biết nhiều doanh nghiệp Liechtenstein rất quan tâm tới thị trường Việt Nam.

Việt Nam muốn gia nhập OECD và tổ chức diễn đàn kinh tế tầm cỡ thế giới tại TP.HCM

Hà Lan muốn đầu tư vào ngành bán dẫn Việt Nam - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký OECD - Ảnh: TTXVN

Cũng trong ngày 22-1 tại Davos, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann.

Nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và OECD, Thủ tướng đề nghị ông Mathias Cormann chỉ đạo các ban chuyên môn của OECD chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách và hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như hoàn thiện và công bố các báo cáo kinh tế quan trọng.

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ đề nghị xem xét để Việt Nam sớm gia nhập OECD, cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận các cán bộ của Việt Nam làm việc tại Ban Thư ký OECD.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ đáp ứng đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện để gia nhập OECD, hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng quốc tế.

Đáp lại, ông Mathias Cormann khẳng định OECD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong tư vấn chính sách và những vấn đề Việt Nam cần, trong đó có việc gia nhập và tham gia Tuyên bố của OECD về đầu tư quốc tế và doanh nghiệp đa quốc gia.

Hà Lan muốn đầu tư vào ngành bán dẫn Việt Nam - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Quốc gia Hà Nội cho giáo sư Klaus Schwab - Ảnh: ĐOÀN BẮC

Vui mừng gặp lại giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành WEF, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tầm nhìn sâu rộng, chiến lược của ông Schwab trong việc sáng lập và đưa WEF trở thành một diễn đàn kinh tế có quy mô và uy tín hàng đầu thế giới.

Thủ tướng đề nghị giáo sư Schwab ủng hộ Việt Nam phát triển khoa học công nghệ, kết nối Việt Nam với các doanh nghiệp thành viên WEF, các chuyên gia, nhà khoa học.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị WEF hỗ trợ Việt Nam và đồng chủ trì một diễn đàn kinh tế hằng năm ở quy mô thế giới tại TP.HCM, nơi năm ngoái đã khai trương Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nằm trong mạng lưới của WEF.

Nhân dịp này, người đứng đầu Chính phủ đã mời giáo sư Schwab và đại diện lãnh đạo WEF dự P4G lần thứ 4 và Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD lần thứ 16 (tháng 10-2025) tại Hà Nội, để chia sẻ tầm nhìn và các chương trình, sáng kiến cho tăng trưởng xanh của WEF.

Đáp lại các đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Schwab khẳng định WEF sẽ tiếp tục kết nối Việt Nam với các tập đoàn, quỹ đầu tư toàn cầu, cũng như hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao, phát triển nhân lực chất lượng cao và đổi mới sáng tạo.

Hà Lan muốn đầu tư vào ngành bán dẫn Việt Nam - Ảnh 5.Việt Nam đủ điều kiện, yếu tố phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn

Phó trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM Lê Quốc Cường chia sẻ điều này tại lễ phát động cuộc thi thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh sáng 18-12.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp