04/08/2011 04:01 GMT+7

Gương mặt - Thanh Hoài

DinhThang
DinhThang

TTC - Giọng miền Bắc đặc sệt, nhừa nhựa cho đến ngày nay vẫn còn đứng ngôi “bá chủ võ lâm” chưa có nghệ sĩ nào dám “so cựa”. Một thời cùng các cây cười Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàng, Thanh Việt, La Thoại Tân chọt lét thiên hạ trên sàn diễn qua màn ảnh nhỏ Sài Gòn, đem đến cho khán giả những giây phút hả hê, sảng khoái.

ImnZs8Li.jpgPhóng to

Những bộ phim như Năm vua hề về làng, Năm hiệp sĩ bất đắc dĩ, Anh hùng sợ vợ, Hai Nhái khoái vợ bé... từng tạo cơn sốt cháy vé và cũng tạo điều kiện cho một số dân chợ đen tích lũy thêm một số vốn lận lưng...

Ông là nghệ sĩ, là hề nhựa, là quái kiệt Thanh Hoài! Thanh Hoài tên thật là Đinh Tiến Hoài, sanh năm 1932 tại Hưng Yên trong một gia đình có truyền thống ngành sư phạm. Tính hài hước đã có từ khi ông còn là học sinh của trường tiểu học Hưng Yên (cùng trường với nhạc sĩ Phạm Duy) và nổi tiếng là siêu quậy nhất trường...

- Có phải vì cái mác là con thầy hiệu trưởng nên chú “ỷ thế” dựa cái cột to đùng nên thường xuyên chọc phá, quậy tá lả các bạn bất kể lớn bé trong trường... ?

- Úi! Các bác cho em xin... Tuy là con thầy hiệu trưởng nhưng “Cha làm thầy chớ... đố cha thằng nào dám đốt sách!” (bó tay)! Do tính của tôi hiếu động nên chọc bạn bè chơi cho vui trường vui lớp tí thôi chớ nào dám ỷ thế ỷ thần gì cả. Này nhé, không những tôi là tổ trưởng tổ văn nghệ của lớp, thậm chí tất cả giáo viên của trường - kể cả ông bố - cũng đồng ý chọn tôi làm “em-xi” mỗi khi có dịp liên hoan văn nghệ trong trường. Hoặc đôi khi làm ông cụ non, xúng xính trong bộ áo dài gấm khăn đóng, cùng đại diện nhà trường, đường đường đi chúc Tết bằng những bài vè rất dí dỏm do tôi tự sáng tác và dĩ nhiên đã được mấy ổng duyệt qua, vì mấy ổng nhận định chú có cái duyên hài hước hơn hẳn các bạn. Có lẽ vì các chuyện đó, tôi đã chọn con đường cho tương lai của mình”.

Cùng gia đình vô Nam (1954), sau nhiều năm trầy trật, bôn ba đi theo con đường đã “kết”, đến năm 1967, tên tuổi Thanh Hoài bắt đầu được khán giả chú ý khi vở kịch dài Cả Keo của Mô-li-e (Pháp) cùng với Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, Ngọc Đức, Vũ Huân, Vũ Huyến... được phát sóng trên đài truyền hình Sài Gòn. Từ đó, vì chất giọng “nhựa” bẩm sinh, tên ông được khán giả ưu ái tặng thêm hai từ hề nhựa!

Sau 1975, cũng như các đồng nghiệp khác, lang bạt tứ xứ qua khắp các đoàn nghệ thuật, luôn cả việc làm trợ lý cho đạo diễn Đoàn Bá để kiếm cơm. Khi bà bầu Hồng Vân quyết định dựng các vở hài châm biếm thói quan liêu kiểu cách của một số quan lại địa phương ngày xưa qua các vở kịch Số đỏ, Ngao Sò Ốc Hến, Bỉ vỏ thì ông được chị a-lô “đặt hàng” vô các vai Thầy đội Pháp, Lý trưởng... Dù xa sàn diễn hơi bị lâu nhưng những vai này ông vẫn khiến người xem thế hệ hôm nay cười nghiêng cười ngửa như ngày nào.

Chính thức “rửa tay gác kiếm” sau khi bà xã mất (2009), tuy tuổi tác đã cao nhưng sâu thẳm trong tâm hồn của ông vẫn “sung” như thuở nào, vẫn còn “rạo rực” như thời trai trẻ và nhất là vẫn luôn “máu lửa” với nghề. Ông hy vọng sẽ còn có dịp mang cái chất giọng cà nhựa hổng đụng hàng của mình cùng với cánh tay trái cán vá và cổ tay phải bị gãy xương, “xi-cà-que” một bên, đóng góp một tí tiếng cười vui đến với khán giả qua các loại hình nghệ thuật...

BÀ TÁM

DinhThang
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp