Ảnh: Trần Bá Thoại |
Ngoài là thức ăn và gia vị, từ rất lâu ở phương Đông, y học cổ truyền đã dùng gừng để phòng và chữa nhiều bệnh như đau bụng, nôn mửa, cảm lạnh, thương hàn.
Hoạt chất trong gừng và tác dụng dược lý
Trong dầu gừng có nhiều hoạt chất gồm các chất dầu terpenes và nhựa. Nhiều nghiên cứu dài hơi cho thấy những hoạt chất này có nhiều tác dụng như: chống ôxy hóa, chống viêm, chống khối u qua các gen ức chế và bất hoạt sự tăng sinh mạch trong khối u.
Chiết xuất từ củ gừng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây ung thư dạ dày. Tinh chất gừng cũng có khả năng kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt.
Gừng có thể chống nhiễm khuẩn, làm hạ đường huyết giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường, bảo vệ thần kinh, làm giảm viêm, thoái hóa khớp, bảo vệ gan, giảm đau nửa đầu...
Tác dụng của gừng theo Đông y: thường xuyên ăn gừng có thể chống được bách tà. Gừng điều tiết thân nhiệt, mùa đông làm ôn ấm huyết dịch, thân nhiệt tăng; mùa hè lại kích thích lỗ chân lông tán nhiệt, làm hạ nhiệt độ cơ thể xuống.
Phụ nữ trong thời kỳ hành kinh hoặc sau sinh đẻ đều cần gừng để điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Những bài thuốc có gừng
Đông y dùng gừng nguyên chất hay phối hợp trong các trường hợp sau: (1) Cảm lạnh phong hàn, (2) Chống nôn, giải độc, đầy bụng, chậm tiêu, (3) Giảm ho, long đờm, (4) Trị gàu, rụng tóc thường xuyên gội đầu có pha chút gừng có tác dụng trừ gàu, giảm rụng tóc, (5) Khử mùi hôi, tanh: xát vài lát gừng vài lần vào nách, bàn chân làm giảm mùi hôi nách, hôi chân; xát gừng vào làm giảm mùi tanh, hôi của thức ăn, (6) Chữa chứng vị nhiệt: miệng hôi, răng lợi sưng đau, loét, ngứa đau họng: đun nước gừng uống, các triệu chứng dần sẽ đỡ, (7) Giải rượu: nước gừng làm giảm triệu chứng đau đầu, váng đầu do rượu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận