, nguyên trưởng bộ môn Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), được biết đến là người đầu tiên đưa lĩnh vực kỹ thuật y sinh về Việt Nam.

Sau đúng 10 năm trở về Việt Nam làm việc, chia sẻ với Tuổi Trẻ, GS VÕ VĂN TỚI cho biết: "Trước khi tôi về nước, ngành kỹ thuật y sinh hầu như không được biết đến. Nhưng nay tên gọi của nó đã trở nên quen thuộc trong xã hội. Nhiều trường đại học cũng đã mở ngành này và cộng đồng học thuật nước ngoài cũng biết đến kỹ thuật y sinh của Việt Nam".

GS Võ Văn Tới chia sẻ một số khó khăn khi ông trở về Việt Nam làm việc - Video: ĐAN THUẦN

GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 2.
GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 3.

- GS Võ Văn Tới: Một trong những chủ trương của VEF là đưa sinh viên đi du học ở các trường đại học danh tiếng Mỹ. Đó là việc làm rất tốt, tuy nhiên điều quan trọng hơn với tôi là làm sao đưa được người thành tài trở về để góp phần xây dựng đất nước mình. Trong khi không nhiều người quay về và không ít người trở về rồi lại bỏ ra đi. Do đó, tôi muốn tự trải nghiệm để tìm hiểu.

Trước khi quay về, nhờ đi lại Việt Nam nhiều lần và tiếp xúc với nhiều người trong giới hàn lâm tôi đã học hỏi được rất nhiều về giới trẻ Việt và môi trường làm việc. Tôi nhận thấy có rất nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội để thành công hay ít ra là có cơ hội để thực hiện hoài bão mình từng ôm ấp.

Hành trang của tôi là "tùy cơ ứng biến" và "có ra sao cũng chẳng sao". Và tôi đã chọn Trường ĐH Quốc tế làm "bến đỗ". Từ đó, với tôi mỗi ngày trôi qua là một ngày vui.

GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 4.
GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 5.

- Trước khi về nước vào năm 2004, tôi hướng dẫn một phái đoàn các giáo sư về kỹ thuật y sinh của Hoa Kỳ đi từ Bắc vào Nam để tìm hiểu khả năng phát triển ngành này tại Việt Nam. Ngành kỹ thuật y sinh khi đó cũng còn khá mới ở nước ngoài nhưng phát triển mạnh và có rất nhiều tiềm năng.

Chúng tôi khám phá ra ở Việt Nam có nhiều hoạt động liên quan đến kỹ thuật y sinh, chỉ có điều nó chưa được hệ thống hóa và chưa được đại chúng hóa. Mặt khác, tôi nhận thấy, đây là một ngành đáp ứng được rất nhiều nhu cầu cấp bách cũng như tương lai cho đất nước mình. Sau chuyến đi này, phái đoàn của chúng tôi đã đưa ra một kế hoạch 5 năm nhằm giúp phát triển ngành kỹ thuật y sinh tại Việt Nam.

GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 6.
GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 7.

- Đầu tiên tôi đã đưa bốn sinh viên sang ĐH Tufts, nơi tôi đang dạy để đào tạo họ trong chương trình tiến sĩ với mong ước họ sẽ trở thành những đầu tàu cho kỹ thuật y sinh tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó các sinh viên này lần lượt bị loại ra khỏi chương trình vì không đáp ứng được yêu cầu về nghiên cứu khoa học. Điều này làm tôi rất ngạc nhiên vì các sinh viên Việt Nam khác rất thành công trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác.

Tôi cho rằng có lẽ tư duy của người học ngành này không phù hợp với tư duy của những sinh viên được đào tạo ở Việt Nam. Đây cũng là một lý do thúc đẩy tôi trở về Việt Nam.

Hiện tại nhiều sinh viên của chúng tôi tốt nghiệp đã được học bổng sau đại học ngành này của nhiều trường trên thế giới, trong đó có Trường Tufts đều rất thành công. Điều này cho thấy giới trẻ của chúng ta, khi được chuẩn bị đàng hoàng, có thể làm được tất cả những gì mình muốn. Tôi mong các em sẽ trở về để tiếp nối con đường mà chúng ta đã cùng vạch ra.

Ngoài ra, các giảng viên trẻ cũng như sinh viên của chúng tôi đã đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế danh giá. Điều này cho thấy giới trẻ Việt Nam là lực lượng hùng mạnh giúp chúng ta cùng sánh vai với các bạn bè năm châu trong tinh thần hội nhập quốc tế.

GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 8.
GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 9.
GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 10.

- Môi trường hàn lâm phải là vườn ươm ý tưởng sáng tạo và lò đào tạo nhân tài. Do đó các đại học cần có tự do học thuật để thử nghiệm những ý tưởng mới. Ở các đại học nước ngoài mà tôi biết, nhà trường tự quyết định cho đường hướng phát triển của mình, giảng viên có rất nhiều quyền hạn thực thi sáng kiến từ việc tạo ra ngành mới lẫn nghiên cứu và các quản lý chủ yếu phục vụ thay vì chỉ huy. Khi những sáng kiến đó thành công nó sẽ tự động được nhân rộng ra ngoài phạm vi của trường.

GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 11.
GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 12.

- Tôi gọi việc đưa các sản phẩm nghiên cứu hàn lâm ra ngoài thị trường là "kinh thầu" dịch từ chữ tiếng Anh Entrepreneurship (có nghĩa là Người thầu khoán). Trong môi trường khoa học, người làm kinh thầu lý tưởng là người biết biến những khám phá khoa học trong phòng thí nghiệm thành những sản phẩm trên thị trường.

Tương tự như người thầu khoán, người làm kinh thầu phải có những kiến thức khoa học, kỹ thuật cũng như phương pháp nghiên cứu thị trường, thành lập công ty khởi nghiệp và kỹ năng tổ chức, kinh doanh…

Tầm nhìn của bộ môn kỹ thuật y sinh Trường ĐH Quốc tế ngay từ khi thành lập là sự kết hợp giữa giáo dục, nghiên cứu và kinh thầu. Giáo dục để đào tạo nhân sự, nghiên cứu để phát triển tri thức và kinh thầu để tự lực cánh sinh. Ba yếu tố này hỗ trợ cho nhau và làm thành vết dầu loang cũng như giúp xóa đi biên giới giữa phạm vi cơ bản và ứng dụng.

GS Võ Văn Tới: Về nước vì sinh viên Việt Nam thất bại - Ảnh 13.

TRẦN HUỲNH
NHƯ HÙNG
TƯỜNG VY
Bảo Suzu
14/5/2019
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp