GS Nguyễn Đức Dân - Ảnh: H.HG.
Theo giáo sư Nguyễn Đức Dân:
"Những câu bắt đầu bằng từ nếu, dù, thà, giá... là những câu giả định. Chúng còn gọi là loại câu phi thực. Người ta giả định về những điều không có thực, nhưng lại là mong muốn, ước mơ của con người. Loại câu giả định khiến trí tưởng tượng con người bay bổng, vượt qua hiện thực phũ phàng đến những miền mơ ước tốt đẹp. Không có trí tưởng tượng sẽ không còn văn học.
Người ta giả định "Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương" (Tự nguyện), "Dù cho bão táp, mưa sa / Nghệ An xô viết vẫn là Nghệ An" (Tiếng hò trên đất Nghệ An), "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc" (Trần Bình Trọng)...
Azit Nexin ở đất nước Thổ Nhĩ Kỳ cách ta hàng vạn dặm đã viết thiên truyện ngắn cực hay Những người thích đùa.
Từ những câu chuyện về thủ tục "hành là chính", bệnh thành tích, nạn quan liêu, tham nhũng sợ trách nhiệm, rồi đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan. Trong thiên truyện ngắn này có truyện ngắn giả định Giá không có ruồi nói về một anh chàng toàn đổ vấy cho hoàn cảnh: giá không có ruồi thì anh ta đã thành công rực rỡ.
Nhiều tục ngữ, thành ngữ, ngạn ngữ, danh ngôn của Việt Nam và thế giới nên được hiểu theo nghĩa biểu trưng, chứ không theo nghĩa đen trần trụi.
Đề thi trên không sai, có điều không hay. Bỏ vào nước sôi thấm gì với bỏ vào lò bát quái. Người ta có thể hỏi "Nếu em là Tôn Ngộ Không em có sợ bị bỏ vào lò bát quái mà thôi chống lại những luật lệ vớ vẩn trên Thiên đình hay không?". Cách nói "hoàn cảnh chẳng có lỗi" không quen tai người Việt vì chúng ta có lối nói tương tự: Không ai được chọn cha mẹ khi sinh ra...".
Trước đó, câu hỏi trong phần nghị luận xã hội của đề văn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hòa) đã gây nhiều tranh cãi, thậm chí được cho phản giáo dục.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đề văn nói trên hay, tạo điều kiện cho học sinh tranh biện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận