13/11/2014 07:55 GMT+7

Góp ý cho bộ sách giáo khoa tương lai

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - "Cơ bản chúng ta cần có một triết lý giáo dục rõ ràng, mới mong có được sách giáo khoa (SGK) phù hợp." - ý kiến của bạn đọc Nguyễn Quốc Giang về câu chuyện biên soạn SGK.

Bộ GD-ĐT đưa ra hai phương án tổ chức biên soạn SGK, trong đó có phương án Bộ GD-ĐT vẫn biên soạn một bộ SGK

Nhiều bạn đọc khác cũng tham gia đóng góp những ý kiến đa chiều cho câu chuyện biên soạn sách giáo khoa hiện nay.

Kiều Hùng (kieuduchung@...) bày tỏ: Ai viết sách cũng được với điều kiện phải bỏ tiền túi ra để làm, thành bại thì tự chịu như vậy mới công bằng. 

Một đằng thì viết bằng tiền nhà nước, được bảo lãnh, một đằng viết bằng tiền cá nhân, rủi ro không được sử dụng rất cao (do thẩm định).

"Việc ngành giáo dục một mức đòi viết sách dù có bị phản ứng, đây có phải vì quyền lợi của nhóm lợi ích không?" - bạn đọc Kiều Hùng hỏi. 

Bạn đọc Quang Nguyên (nguyenhongquangmk2dt@...) cho rằng: Nên xem cái "căn bản" của giáo dục là gì thì hãy "đổi mới". Hiện tại chương trình SGK đang nặng vậy thì chỉ cần giảm tải thôi là được cần gì phải thay sách. 

Có thay sách đến nghìn lần nữa mà trong khi học sinh lớp này đang kiểm tra Toán (hay làm Văn), lớp bên cạnh học hát hay học nhạc gõ phách ầm ĩ thì có thay sách cũng bằng không. 

Bạn đọc Huu Nguyen (lochuu.nguyen@...) chia sẻ kinh nghiệm của những nước khác: Cơ quan quản lý giáo dục chỉ cần đưa ra khung chuẩn kiến thức phải đạt đươc ở từng cấp, lớp học.

Nước nào mà Bộ GD nhúng tay sâu hơn thì cũng chỉ là ban bố khung chương trình quốc gia. Còn chuyện đầu tư, biên soạn, in sách, xuất bản là chuyện của xã hội làm.

"Và Bộ GD của họ cũng không được quyền "chọn lựa" hay còn gọi là "thẩm định" sẽ chọn SKG nào. Và giáo viên đứng lớp sẽ chọn quyển sách nào để dạy cho học sinh của mình. Thậm chí giáo viên được quyền biên soạn tài liệu miễn phí cho học sinh của mình học.

Đó là cách làm của những nước tiên tiến. Nước ta đã có chủ trương xã hội hóa giáo dục từ lâu. Có nghĩa là những chuyện thuộc giáo dục mà nhà nước không nên làm thì để xã hội làm và tiền thì cũng từ nguồn xã hội." - bạn đọc Huu Nguyen lập luận.

Bạn đọc Nguoi biet it (nguoibietit@...) viết: Chắc là Bộ GD&ĐT đã có nghiên cứu kỹ về các tồn tại, thiếu sót của các sách giáo khoa đang dùng nên mới đề nghị viết mới.

Rất mong Bộ thông tin chính thức cho người dân các lý do cần phải viết lại và tiêu chí cho bộ sách mới. 

Bạn đọc Duc Thanh (Caothanh1958@...) có ý kiến: Bộ Giáo dục không nên tham gia biên soạn SGK mà khuyến khích các lực lượng xã hội biên soạn, làm như vậy vừa không phải dùng tiền ngân sách, vừa tạo sự cạnh tranh của các lực lượng xã hội biên soạn SGK để có được các bộ SGK tốt, được nhiều người ủng hộ.  

Bạn đọc Nguyễn Hữu Hậu (Hausongtra@...) hiến kế: "Theo tôi, Bộ Giáo dục & Đào tạo phải thành lập một trang web với chủ đề Sách Giáo Khoa.

Sau đó sẽ phân vùng cho từng khối lớp, từng môn học (lớp 1 đến lớp 12). Kêu gọi người viết là các thầy cô giáo đã và đang dạy ở từng khối lớp vào tham gia viết sách."

"Bộ GD ĐT sẽ đưa ra khung sườn. Mỗi thành viên tham viết sách phải ghi tên, tuổi, địa chỉ, chứng minh nhân dân, số điện thoại, số hiệu bằng cấp để người quản lý của Bộ dễ dàng tra cứu.

Mỗi "Bình luận" phải ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, số hiệu bằng cấp (phải đại học trở lên), nơi công tác. Người viết sẽ hùng biện trực tuyến với người phản biện, sẽ chỉnh sửa cho hay (đừng đẽo cày giữa đường)."

"Ban quản trị các bình luận phải là các giáo sư, thầy cô đầu ngành của từng cấp học, lớp học. Bình luận nào hay thì đưa lên, nếu ba láp thì bỏ đi. Sau một thời gian 3-6 tháng sẽ tập hợp những bài hay nhất cho từng lớp học, từng môn học thành một đến hai cuốn sách tương ứng."

"Lập hội đồng thẩm định, chọn bộ hay nhất gửi về các trường trên toàn quốc cho các trưởng bộ môn thẩm định và đánh giá thêm xem cái gì phù hợp, chưa phù hợp phản hồi trực tiếp về Bộ GD - ĐT.

Bộ có trách nhiệm hoàn chỉnh thêm một lần nữa, tải lên web Sách Giáo Khoa một lần nữa để lấy thông tin phản hồi."

"Hoàn thiện cuối cùng là ra một bộ sách học chuẩn. Nếu có gì sai sót thì trong quá trình dạy sẽ phát hiện thêm, phản hồi về lại bộ. Năm sau chỉ cần điều chỉnh chút ít nữa là tốt thôi." 

Những góp ý chi tiết cho sách giáo khoa

- Phần gốc ngôn ngữ là phần quan trọng, phần căn bản nhưng lại chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo. Hiện thực đã cho thấy chất lượng dạy và học môn Ngữ văn đã và đã và đang có dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng.

Sau mỗi kỳ thi quan trọng báo chí lại cho đăng tải những bài viết chi chít lỗi ngôn ngữ của thí sinh trong đó lỗi về dùng từ Hán Việt chiếm một phần không nhỏ. Ngôn ngữ có mối quan hệ một cách mật thiết đối với văn hóa dân tộc.

Tôi nhận thấy có một nguyên nhân hết sức quan trọng khiến cho HS không hứng thú với việc học tiếng mẹ đẻ là vì HS không hiểu hết những từ ngữ mà bản thân các em sử dụng để giao tiếp hằng ngày lẫn một số từ ngữ trong văn bản mà các em tiếp cận.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề chính là việc HS chưa nắm vững nghĩa của những yếu tố cấu thành từ Hán Việt.      

Huê Phạm

+ Sách Tiếng Việt tiểu học nên chú ý đưa những ứng xử, chào hỏi... vào trong sách, giúp trẻ em vừa học ngôn ngữ, vừa đuợc trang bị kĩ năng ứng xử.

Trung Thành (trungthanh@...)

[poll width="400px" height="300px"]30[/poll]

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp