02/06/2019 11:44 GMT+7

Gợi ý bài làm môn văn lớp 10 Hà Nội

NGUYỄN HỮU DƯƠNG (THPT Vĩnh Viễn), HỒ THỊ GIÁNG THU (THCS Phan Bội Châu)
NGUYỄN HỮU DƯƠNG (THPT Vĩnh Viễn), HỒ THỊ GIÁNG THU (THCS Phan Bội Châu)

TTO - Mời thí sinh, phụ huynh tham khảo gợi ý bài giải đề thi văn lớp 10 Hà Nội.

Gợi ý bài làm môn văn lớp 10 Hà Nội - Ảnh 1.

Thí sinh sau buổi thi môn văn - Ảnh: Nam Trần

Phần I:

Câu 1: Bài thơ Sang Thu  được sáng tác theo thể thơ năm chữ.

Tác phẩm khác trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng viết theo thể thơ năm chữ đó: Ánh trăng - Nguyễn Duy; Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận  thu về với "hương ổi", "gió se", "sương chùng chình" bằng những giác quan: Khứu giác, xúc giác, thị giác.

Cũng trong khổ thơ này, các từ "bỗng" và "hình như" giúp em hiểu rõ cảm xúc tinh tế, sâu sắc và tâm trạng vừa bất ngờ vừa thích thú của nhà thơ lúc trời đất vừa bắt đầu chuyển mùa từ hạ sang thu.

Câu 3: Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ:" Sương chùng chình qua ngõ": Nó vừa có tác dụng hình tượng hóa cảnh vật ngõ xóm của làng quê thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương của một sáng đầu thu và cảm xúc tinh tế, đặc biệt của nhà thơ trước cảnh vật.

Câu 4: Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục VIệt Nam, 2018)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích- tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán(gạch dưới một câu bị động và một thàng phần cảm thán).

Nếu như hai khổ thơ đầu là những cảm nhận về thời khắc giao mùa bằng cách trực tiếp, bằng nhiều giác quan thì khổ thơ cuối cảm nhận về thời điểm giao mùa bằng kinh nghiệm, bằng cả sự suy ngẫm:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Các từ miêu tả sự thay đổi nằm trong quá trình chuyển biến: các từ "vẫn còn", "đã vơi", "cũng bớt", thật hay vì nó miêu tả sự thay đổi trong lòng sự vật. Mọi thứ bề ngoài tưởng chừng như còn đó mà thực chất đã chuyển hóa trong mênh mông của đất trời.

Nắng vẫn còn vàng óng, có khi còn rực rỡ, lung linh hơn nhưng đã bớt dần cái oi nồng, chói chang. Mưa vẫn còn rơi, thậm chí rả rít như mưa ngâu, nhưng không phải là những trận mưa rào ào ào như trút nước, giọt mưa nhỏ hơi, tí tách rơi… và vẫn còn tiếng sấm, nhưng không phải là những tiếng đinh tai nhức óc mà là tiếng sấm ì ầm nơi cuối trời.

Tiếng sấm! phải chăng đó là tiếng sấm của bầu trời thanh bình, những đổi thay bất chợt của cuộc sống mà người ta thường gặp trong cuộc đời. Nó không gợi về những âm thanh dữ dội của bom rơi, đạn nổ. Đây là một liên tưởng tự nhiên mà người ta có thể có khi nghĩ đến cuộc đời với bao thăng trầm, thay đổi. Càng lớn tuổi, người ta càng bớt cảm thấy bất ngờ trước những giông bão đổi thay của cuộc đời.

Khổ thơ với hình ảnh hàng cây đứng tuổi là một ẩn dụ nhân hóa gợi tới con người đã đi qua những tháng năm đầy "nắng mưa", "sấm chớp", giông bão của cuộc đời mà vẫn vững vàng, kiên cường.

Ở khổ thơ cuối cảm nhận về sự giao mùa sang thu hướng vào những hình ảnh mang tính khái quát và những suy ngẫm, chiêm nghiệm của chủ thể trữ tình.

Hình ảnh ở hai câu thơ cuối là hình tượng thơ được phát hiện khá bất ngờ và mang ý nghĩa biểu tượng và gợi ra những suy cảm triết lý về đời người, về xã hội.

Phần II

Câu 1:

Phép liên kết được sử dụng:

+ Phép nối : nhưng

+ Phép lặp : hoàn cảnh

Câu 2: "Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục" con người có những cách ứng xử: dũng cảm đương đầu với khó khăn, ý chí, nghị lực, lạc quan, tin tưởng.

Câu 3:

- Giới thiệu câu nói

- Nêu vấn đề nghị luận : nghị lực vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc sống

- Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi khả năng và dự định của con người. Vì vậy, mỗi người cần phải có nghị lực để vượt qua. "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi ngăn sông"

- Biết kiên trì, sáng tạo

- Dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.

- Tại sao con người cần có nghị lực trong cuộc sống?

- Con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.

- Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. (Nguyễn Ngọc Kí mặc dù bị liệt hai tay, nhưng với nghị lực bền bỉ, ý chí kiên trì ông đã học thành công bằng chính đôi chân của mình….)

- Phê phán người bi quan, chán nản, than vãn (Dẫn chứng)

- Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống: Phải có nghị lực sống và phấn đấu, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục để tạo nên thành quả cho cuộc đời.

Gợi ý bài làm môn văn lớp 10 Hà Nội - Ảnh 2.

Đề thi văn lớp 10 Hà Nội - Ảnh: Hoàng Vân Anh

Đề thi văn lớp 10 Hà Nội: Không khó lấy điểm 8

TTO - Hơn 85.000 thí sinh vừa hoàn thành bài thi môn văn vào lớp 10 tại Hà Nội. Một số thì sinh đánh giá đề không khó lấy điểm 8.

NGUYỄN HỮU DƯƠNG (THPT Vĩnh Viễn), HỒ THỊ GIÁNG THU (THCS Phan Bội Châu)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp