05/11/2020 07:53 GMT+7

Gói hỗ trợ chưa thấy đột phá: Nhiều kiến nghị chờ giải quyết

N.BÌNH ghi
N.BÌNH ghi

TTO - Cho đến nay, chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp lữ hành được hưởng chính sách vay theo thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước.

Gói hỗ trợ chưa thấy đột phá: Nhiều kiến nghị chờ giải quyết - Ảnh 1.

Trong khi tạm nghỉ việc tại một công ty du lịch do dịch COVID-19, chị Phan Cẩm Thu (trái) mở cửa hàng Food Fairy (đường Bàn Cờ, Q.3, TP.HCM), chờ ngày quay lại với nghề - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho hay như trên.

Số được hưởng rất nhỏ

Về chính sách giảm giá tiền điện, đến nay 453 cơ sở lưu trú du lịch được giảm 10% giá bán điện trong ba tháng 5, 6 và 7. Với chính sách giảm phí và lệ phí, có khoảng 21 doanh nghiệp giảm phí lệ phí, 436 hướng dẫn viên du lịch được giảm phí và lệ phí theo chính sách hỗ trợ. Các con số này rất nhỏ so với lực lượng lao động, doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành du lịch.

Đối với các gói hỗ trợ, theo bà Hoa, các doanh nghiệp cũng như người lao động trong ngành du lịch đều phản ảnh họ gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận gói hỗ trợ do quy trình thủ tục, các điều kiện tiếp nhận phức tạp. Ví dụ, để các doanh nghiệp tiếp cận gói vay lãi suất ưu đãi trả lương cho người lao động thì phải chứng minh doanh nghiệp giảm hơn 50% người lao động. Trong khi đó, các doanh nghiệp du lịch hiện vẫn cố gắng giữ người, chờ dịp hồi phục nên chỉ cho người lao động nghỉ tạm thời, nghỉ không lương chứ không cắt hợp đồng.

Một số địa phương vẫn hiểu chưa thống nhất về nghề hướng dẫn viên du lịch có ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp hay không. Cho nên để được hưởng hỗ trợ, người lao động phải chứng minh các điều kiện, thủ tục rất nhiêu khê. "Chúng tôi đã thu thập những khó khăn này để trình lên UBND TP và Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch" - bà Hoa nói.

Đã kiến nghị tháo gỡ lần 3

Theo ông Nguyễn Trùng Khánh - tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, qua các kiến nghị của các hiệp hội du lịch địa phương, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cùng ý kiến trực tiếp của một số doanh nghiệp lớn trong ngành, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch đã có hai văn bản kiến nghị với Chính phủ để tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp.

Các đề xuất này bám sát các nhu cầu của doanh nghiệp, tập trung vào ba nhóm giải pháp chính gồm hỗ trợ doanh nghiệp về thuế phí, hỗ trợ về tài chính và hỗ trợ trực tiếp cho người lao động thông qua các gói hỗ trợ về an sinh xã hội như gói 62.000 tỉ đồng của Chính phủ, hỗ trợ trực tiếp cho người dân bị khó khăn do COVID-19.

Trong tháng 8 vừa qua, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch tiếp tục có văn bản kiến nghị lần thứ 3, đề nghị nhiều chính sách như lùi thời gian trả lãi suất vay ngân hàng, áp dụng đến tháng

12-2021 cho doanh nghiệp du lịch; tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ, giãn thời gian trả nợ vay, khoanh nợ, khoanh trả lãi tiền vay, không tính vay quá hạn. Ngoài ra, đề xuất về giảm thuế giá trị gia tăng, điều chỉnh giá điện cho doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, chính sách hỗ trợ người lao động...

Cho đến thời điểm này, phần lớn các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vẫn đang chờ phê duyệt.

Khảo sát doanh nghiệp: Gói hỗ trợ lần 2 cần chính sách để củng cố niềm tin Khảo sát doanh nghiệp: Gói hỗ trợ lần 2 cần chính sách để củng cố niềm tin

TTO - Đang có sự suy giảm niềm tin của doanh nghiệp khi được hỏi về hiệu quả các chính sách đã ban hành nên gói hỗ trợ lần 2 cần hướng tới việc củng cố niềm tin cho doanh nghiệp.

N.BÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp