22/05/2022 10:25 GMT+7

Gỡ vướng cho 102 dự án bất động sản tại TP.HCM đang 'vướng mắc nhiều kiểu'

DƯƠNG NGỌC HÀ - ÁI NHÂN
DƯƠNG NGỌC HÀ - ÁI NHÂN

TTO - Hơn 100 dự án bất động sản với nhiều kiểu vướng mắc được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổng hợp kiến nghị, gửi đến UBND TP.HCM và các cơ quan có thẩm quyền từ tháng 3 đến tháng 5-2022.

Gỡ vướng cho 102 dự án bất động sản tại TP.HCM đang vướng mắc nhiều kiểu - Ảnh 1.

Dự án xây dựng nhà ở xã hội của Công ty Lê Thành (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) vướng mắc thủ tục mà doanh nghiệp đang kiến nghị cơ quan chức năng tháo gỡ - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngày 21-5, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã họp cùng các sở, ngành và địa phương về kiến nghị của HoREA về 102 dự án bất động sản còn vướng mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, lãnh đạo UBND TP yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát các dự án để cùng bàn bạc phương án giải quyết.

12 nhóm vướng mắc

Trước đó, Sở Xây dựng cũng đã trình UBND TP về 64 dự án bất động sản có vướng mắc mà HoREA đã kiến nghị tại văn bản số 14 ngày 15-3.

Theo đó, Sở Xây dựng rà soát và phân loại 64 dự án trên thành 12 nhóm vướng mắc thuộc trách nhiệm xử lý của 8 sở ngành, UBND TP Thủ Đức và UBND các quận huyện của TP.HCM.

Theo nội dung vướng mắc thì có thể phân ra các dạng vướng mắc như về quy hoạch và thủ tục liên quan đất đai (13 dự án), 18 dự án có vướng mắc về tiền sử dụng đất, 8 dự án nhà ở xã hội, 20 dự án liên quan đến thủ tục đầu tư và xây dựng dự án,

7 dự án có vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp giấy chủ quyền cho người mua, các dự án chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp... Trong đó, Sở Xây dựng "gọi tên" các sở ngành có liên quan của từng dự án một.

Nhiều nhất là các dự án vướng mắc ở các thủ tục thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên và môi trường, với 42 dự án liên quan đến cấp giấy chứng nhận cho người dân, tính tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp...

Sở Kế hoạch và đầu tư liên quan đến vướng mắc của 13 dự án, Sở Xây dựng 10 dự án, trách nhiệm của Sở Quy hoạch - kiến trúc có liên quan trong 4 dự án về nội dung điều chỉnh quy hoạch...

Để sớm tháo gỡ các vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP giao trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ngành và địa phương có liên quan.

Các sở, ngành và địa phương phải chủ động làm việc với từng chủ đầu tư để làm rõ và giải quyết nội dung vướng mắc.

Theo văn bản của HoREA, có đến 8 dự án nhà ở xã hội với quy mô hàng ngàn căn hộ đang bị vướng các thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tham gia đấu thầu, xác định giá bán và cấp giấy chủ quyền cho người mua...

Sở Xây dựng cũng có văn bản yêu cầu HoREA khẩn trương thực hiện một số nội dung như: xác định rõ nội dung các vướng mắc thuộc trách nhiệm của sở, ngành, đơn vị cụ thể nào; đồng thời cung cấp các văn bản của nhà đầu tư, chủ đầu tư đã gửi sở, ngành và địa phương xem xét giải quyết nhưng đến nay chưa được phản hồi hoặc giải quyết.

Bên cạnh đó, HoREA cần phân loại các vướng mắc theo các tiêu chí như nội dung vướng mắc, thẩm quyền giải quyết, tính chất chức năng chính của dự án. Đồng thời, đề xuất biện pháp cụ thể về hướng giải quyết vướng mắc của dự án phù hợp với quy định pháp luật.

Gỡ vướng cho 102 dự án bất động sản tại TP.HCM đang vướng mắc nhiều kiểu - Ảnh 2.

Nhiều trường hợp "xương xẩu"

Nổi bật trong các văn bản kiến nghị của HoREA về các dự án bị vướng mắc là những trường hợp bị vướng mắc về tiền sử dụng đất. Không chỉ các dự án nhà ở xã hội mà các dự án nhà ở thương mại đã xây dựng xong cũng bị vướng khâu tính tiền sử dụng đất nên chưa thể cấp giấy chứng nhận cho người mua.

Trong 18 dự án có vướng mắc về tiền sử dụng đất, gồm các nội dung như xem xét thời điểm thẩm định giá đất, miễn tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội, yêu cầu sớm thẩm định và phê duyệt tiền sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính, đề nghị được nộp tiền sử dụng đất.

Thậm chí có những dự án chủ đầu tư đã tạm nộp tiền sử dụng đất, đã bán nhà cho khách hàng nhưng chưa được đóng tiền sử dụng đất nên chưa thể cấp giấy chủ quyền nhà cho người mua.

Đặc biệt, dự án khu dân cư Bình Chiểu 2 (TP Thủ Đức) của Công ty TNHH kinh doanh và phát triển nhà Bình Dân đã thực hiện gần 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể bán sản phẩm vì cơ quan chức năng chưa ban hành quyết định tiền sử dụng đất cho dự án.

Vụ việc này đã được Bộ Tài nguyên và môi trường có ý kiến nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Một cán bộ trong Hội đồng thẩm định giá đất TP cho biết trong các dự án mà chủ đầu tư kiến nghị về tiền sử dụng đất, có vài dự án đang bị vướng mắc rất khó gỡ như liên quan đến các vụ án trong quá trình điều tra, xử lý hoặc đất có các vướng mắc về pháp lý mà UBND TP đang trình Chính phủ phương án giải quyết.

Vì vậy, các cơ quan chức năng ngừng tất cả các thủ tục liên quan để chờ kết quả điều tra, thanh tra hoặc xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

Mua đấu giá đất gần 20 năm chưa được nhận đất

Đó là trường hợp Công ty cổ phần địa ốc Phú Long mua đấu giá dải đất hai bên đường Nguyễn Hữu Thọ từ năm 2004 nhưng đến nay chưa được nhận đất do cơ quan nhà nước chưa bồi thường xong.

"Công ty Phú Long đã thanh toán đủ toàn bộ tiền trúng đấu giá, hoàn tất nghĩa vụ tài chính đối với 14 khu đất theo đúng quy định và đã được UBND TP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để triển khai dự án.

Tuy nhiên, đến nay tại phân khu số 15 của dự án Dragon City vẫn còn tồn tại một căn nhà trên khu đất và một số hộ dân không chịu di dời dẫn đến hơn 16 năm nay chủ đầu tư không thể triển khai dự án.

29 doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM đồng loạt đề nghị 29 doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM đồng loạt đề nghị 'tháo gỡ vướng mắc'

TTO - 29 doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM đã đồng loạt đề nghị xem xét tháo gỡ vướng mắc của 38 dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở tái định cư khi nhiều dự án “giậm chân tại chỗ” đã nhiều năm.

DƯƠNG NGỌC HÀ - ÁI NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp