15/04/2006 18:05 GMT+7

Gò mộ cổ

QUỐC VIỆT
QUỐC VIỆT

TTCT - Những ngôi mộ đá cổ nằm im lìm dưới ánh trăng lưỡi liềm lạnh lẽo. Rừng đêm âm u chỉ có tiếng tu hú và côn trùng rả rích.

7bU8NLpe.jpgPhóng to

Bà cụ khơi thêm bấc đèn dầu như muốn xua tan chướng khí rừng thiêng nước độc, rồi nói với tôi:

Từ Hà Nội, tôi đi Hà Tây, qua Hòa Bình, rồi tiến dần vào Tây Bắc. Mưa phùn giăng mờ mịt núi rừng. Anh bạn “thổ công” dẫn đường rẽ xe vào gò mộ cổ Đống Thếch, huyện Kim Bôi, Hòa Bình. Hàng trăm hòn mồ bằng đá núi sừng sững trên mặt đất đầy hoa cúc dại...

Rừng mồ của các vị quan

1rqL0chv.jpgPhóng to
Cụ Ẩu, chứng nhân của rừng mồ
Đầu thế kỷ trước, gò mộ cổ này vẫn nguyên sơ là một cánh rừng thiêng với hàng ngàn ngôi mộ đá lớn nhỏ. Bí ẩn và sự linh thiêng của người chết không chỉ được bảo vệ bằng đá núi mà còn được cả cánh rừng đại thụ che chắn. Cụ bà Bùi Thị Ẩu, nay đã bước qua tuổi 86, kể rằng ngày xưa đây là vùng đất của người chết, cọp beo và các vị thần linh. Ngày xưa các vị quan lang Mường đã chọn khu rừng có núi non bao quanh theo thế rồng chầu này làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng nhằm giữ “long mạch” cho con cháu ngày sau truyền nối cơ đồ.

Khi một vị quan nào đó hoặc gia tộc có người chết đi cả vùng phải làm đại tang. Xác người chết được đặt trong quan tài làm bằng một khúc gỗ rừng quí khoét rỗng ruột. Qua nhiều ngày khóc than, cúng tế, quan tài được khiêng đến bãi mồ của các vị quan. Một hố huyệt đã được đào sẵn và rải than củi lên. Sau khi hạ quan tài, người ta lại rải thêm một lớp than nữa. Những đồ vật chôn theo nhiều ít, quí giá cỡ nào tùy thuộc vào địa vị và tài sản của người chết. Nhiều đồ vật quí giá còn được đặt vào mâm cúng trong nhà mồ dựng ngay trên nấm mồ. Con cháu sẽ châm dầu đèn và đồ cúng cho đến khi nào nhà mồ mục nát, sụp đổ theo thời gian.

09crUi7B.jpgPhóng to
Văn bia còn lưu lại trên đá
Nhiều quan lang độc ác còn bắt chước vua chúa nước Tàu chôn sống theo cả gia nhân để phục vụ họ ở cõi bên kia. Sử liệu kể lại rằng khi nhà quan có người chết, dân làng địa phương dù nghèo khó cũng phải đem trâu bò và cả người đến phục vụ đám tang cho quan, trai tráng phải lên rừng tìm gỗ quí làm quan tài, đốt than lót huyệt...

Sau khi chôn, con cháu đem những tảng đá núi chôn đứng xung quanh nấm mồ. Nhiều tảng đá to đến hàng chục người khiêng. Với địa hình rừng núi lúc ấy, không hiểu người xưa đã chuyển đến bằng cách nào? Trên một số tảng đá đến nay vẫn còn rõ dấu khắc ghi thân thế, công danh, gia tộc của người đã chết. Họ cho rằng những tảng đá được gọi là hòn mồ đó vừa là văn bia, vừa là bức tường bảo vệ. Người Mường tin rằng trăm năm, ngàn năm sau, những tảng đá núi chắc chắn vẫn chưa mòn để con cháu truyền đời ghi nhớ tổ tiên mình.

Buổi chiều chập choạng, tôi len lỏi giữa cánh đồng ngô đang mùa trổ bông trắng xóa. Mồ đá to giữa gò Đống Thếch được tương truyền là nơi chôn cất một trong những vị quan uy quyền bậc nhất. Con cháu người chết đã tạc những hàng chữ Hán trên một tảng đá lớn sừng sững. Phần lớn ký tự đã bị rêu phong mờ phủ.

Một nhà nghiên cứu đã tạm dịch: Ông Đinh Văn Ký, tước Uy lộc hầu, thổ tù kiêm cai quản vùng này... Sinh năm 1582, mất vào giờ sửu, ngày 13 tháng 10, năm Đinh Hợi 1647 và được ban tặng chức Chưởng vệ sự đề đốc uy quận công. Đến ngày 22 tháng 2 năm Canh Dần 1650, được đưa về huyệt núi cùng với 15 xe tang, 7 con voi, 5 con ngựa, 20 hình nhân phục vụ và tiếp tục được điển tặng gia phong thượng trật...

Trong gia phả họ Đinh Mường Động còn lưu lại có niên hiệu Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông) năm Ất Dậu 1765 do Đinh Công Bãng ký bản thừa sao, thì đây là một dòng họ đã được cắt đất, phong tước từ thời Hùng Vương và người khai lập ra dòng họ là Đinh Như Lệnh... Gặp lúc triều Lê dựng nước, dòng họ Đinh có công phò vua và Đinh Khiêm đã được vua ban “Phụ quốc tướng quân Khiêm nghĩa hầu”. Theo các triều đại, dòng họ Đinh luôn có người làm quan và thổ tù, nhưng cũng có những cuộc biến loạn hạ sát, tranh giành danh lợi ngay bên trong dòng tộc.

Ngày nay, một số mồ đá khác cũng còn nhiều cột đá có tạc văn bia như phần mồ của bà Bạch Thị Hài, sinh năm 1582, mất năm 1662; phần mồ bà Quách Thị Tơ, mất năm 1658, con gái thiếp của một viên quan thổ tù... Trong một số bia văn còn khắc rõ “tạ thế thời vua Lê chúa Trịnh thanh bình” hay “con cháu nghiêm kính thuận hòa, đồng lòng đục núi, chôn bảy trụ đá để lưu lại vết tích cho đời sau”.

Có điều lạ là hầu hết bia văn đều khắc ngày mất và ngày hạ huyệt cách nhau đến mấy năm. Theo lời người già ở địa phương, đây cũng là kiểu thức mai táng khá phổ biến của người Mường xưa. Quan tài thường treo trong nhà cúng tế hoặc nhà bếp vài năm rồi mới chôn. Nếu không phải quan quyền mà là dân nghèo thì thời gian để người chết “sống chung một nhà” với người sống có thể còn lâu hơn nữa. Ngoài thời gian tâm linh, người chết muốn được nghỉ yên dưới lòng mồ còn tùy thuộc vào gia cảnh người sống có đủ trâu bò để mời bản làng.

Lời nguyền của mộ thiêng

rTgGs28x.jpgPhóng to
Cái thạp cổ được định giá 200 triệu đồng
Tiến sĩ Quách Văn Ạch, giám đốc Nhà bảo tàng Hòa Bình, một trong những người đã bỏ công nghiên cứu sâu về mộ Mường cổ, tâm sự với một nỗi niềm tiếc nuối: lẽ ra bí ẩn của những ngôi mộ đá này còn được lưu giữ trong lòng đất nhiều hơn nữa, nếu không bị bọn săn lùng cổ vật đào bới.

Sau khi một số nông dân vô tình cày cuốc lượm được vài cái chén bát cổ trên những rừng mồ bị biến thành đất canh tác, giới kinh doanh cổ vật đã đổ xô về đây để đào trộm và tung tiền thu gom. Nhiều ngôi mồ đã bị thời gian và chiến tranh san bằng, chỉ còn trơ trọi các cột đá ngả nghiêng. Bọn săn trộm cầm thuốn sắt nhọn xăm sâu vào lòng đất, gặp chỗ nào có than xộp là biết gặp huyệt.

Vì người Mường cổ sống trải dài trên nhiều địa bàn rộng lớn, giao lưu với nhiều nền văn hóa, thương mại, nên đồ vật họ sử dụng cũng có nguồn gốc rất đa dạng. Ngoài đồ cổ VN của nhiều triều đại, còn có cả của Trung Hoa, của Nhật Bản như đồ gốm Hizen thế kỷ 17. Ông Ạch kể vừa rồi công an mới bắt được một đường dây vận chuyển cái thạp cổ được định giá hơn 200 triệu đồng ở xã Mỹ Hòa, huyện Kim Bôi.

Bọn chúng khai đó là đồ đào được trong một ngôi mộ cổ có giá bán tại chỗ 40 triệu đồng, nếu ra đến Nam Định sẽ lên giá 80 triệu đồng, còn đưa về được đến “thị trường đồ cổ” TP.HCM, giá sẽ còn cao hơn nữa... Theo ông Ạch, đến nay có một món cổ vật đặc biệt của vùng này đã được Hội đồng định giá cổ vật - Bộ Văn hóa thông tin định giá lên đến 2,5 tỉ đồng. Công an tỉnh Hòa Bình thu được nó từ tay bọn săn trộm đồ cổ, nhưng chưa thể bàn giao lại cho nhà bảo tàng vì cơ sở này hiện chưa đủ điều kiện để cất giữ an toàn.

Một số người già ở vùng đất này tin rằng có các lời nguyền độc địa đã được trấn yểm trong những ngôi mộ đá cổ. Không chỉ là những lời nguyền rủa đối với những kẻ đã cả gan xâm phạm ngôi nhà của các linh hồn, mà còn cả đối với con cháu đã không ghi nhớ tổ tiên. Những ngày lang thang trên các bãi mộ đá cổ, tôi đã gặp ông Bùi Văn Ngâm, nguyên bí thư xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi.

Năm nay đã ngoài 70, từng là nhân chứng của sự đào bới mồ mả, săn trộm cổ vật, ông nói khi có những tay đào trộm mồ mả ban đêm bị rắn độc cắn chết tại chỗ hay bị công an bắt thì người ta tin rằng lời nguyền rủa đó đã được linh ứng. “Bởi từ hàng trăm năm trước, ngày con cháu chia đồ dùng cho tổ tiên mình đem theo về cõi bên kia thì nó không còn là đồ của người sống nữa.

QUỐC VIỆT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp