03/05/2004 05:30 GMT+7

Glaucoma có thể dẫn đến mù lòa

LÊ THANH HÀ thực hiện
LÊ THANH HÀ thực hiện

TT - Glaucoma là gì? Vì sao lại bị bệnh này? Có cách nào phòng tránh được bệnh? BS Trần Thị Phương Thu - giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM - cho biết:

ITr2A9RK.jpgPhóng to
Y sĩ Vũ Lan Hương đang hướng dẫn bệnh nhân đo thị trường tại khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Mắt TP.HCM
TT - Glaucoma là gì? Vì sao lại bị bệnh này? Có cách nào phòng tránh được bệnh? BS Trần Thị Phương Thu - giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM - cho biết:

- Hầu hết bệnh nhân glaucoma không chú ý triệu chứng gì cho đến khi họ bắt đầu nhìn thấy mờ. Khác với bệnh đục thể thủy tinh (có thể điều trị và chữa sáng mắt), bệnh glaucoma nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm sẽ dẫn đến mù lòa.

Về nguyên nhân:

Glaucoma (còn gọi là cườm nước) là một bệnh ở mắt do áp lực nội nhãn tăng cao chèn ép thị thần kinh làm tổn thương thần kinh thị giác dẫn đến tình trạng mất dần thị trường. Glaucoma có thể xảy ra tự phát hay sau một bệnh lý nào đó tại mắt hoặc toàn thân. Glaucoma nguyên phát bao gồm glaucoma góc đóng và glaucoma góc mở. Glaucoma góc mở có triệu chứng âm ỉ, khó phát hiện và thường ở cả hai mắt; thường phát hiện một cách tình cờ. Glaucoma góc đóng triệu chứng ồn ào, rầm rộ: đau nhức mắt, nhìn mờ, quầng xanh đỏ, nhức nửa đầu bên mắt bị đau. Glaucoma thứ phát: bệnh glaucoma xảy ra sau bệnh toàn thân hoặc tại mắt hoặc sau dùng các thuốc có nguy cơ gây tăng nhãn áp.

* Thưa bác sĩ, ai là người có nguy cơ cao bị glaucoma?

- Tất cả mọi người đều có thể bị glaucoma, tuy nhiên có một số nhóm người sau đây có nguy cơ bệnh cao hơn: người trên 40 tuổi, người có bệnh tiểu đường hay cao huyết áp, người có tiền căn gia đình đã mắc bệnh glaucoma góc đóng hay góc mở, người bị viễn thị, giác mạc (tròng đen) nhỏ, người có tiền sử dùng thuốc nhóm steroid đường toàn thân hoặc tra mắt trong thời gian dài, cận thị nặng, có tiền căn chấn thương hay phẫu thuật mắt.

* Vì sao khi mắc bệnh glaucoma lại dễ dẫn đến mù lòa, thưa bác sĩ?

- Thông thường là do bệnh không được phát hiện sớm, bệnh nhân lầm tưởng với cườm khô, mờ do cận thị ở người lớn tuổi; do thị trường bị thu hẹp từ từ nên bệnh nhân không biết; sau khi phẫu thuật bệnh nhân không đi tái khám; bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị; do thất bại trong điều trị, đến giai đoạn cuối lõm teo gai toàn bộ và dẫn đến mất dần thị lực.

* Việc điều trị đem lại hiệu quả như thế nào?

- Để điều trị có hiệu quả, điều quan trọng nhất đối với các bệnh nhân glaucoma hoặc nghi ngờ glaucoma là việc chẩn đoán sớm, điều trị lâu dài và được bác sĩ chuyên khoa mắt theo dõi chặt chẽ. Điều này sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được áp lực nội nhãn và ngăn ngừa sự tổn hại thị trường. Việc cần nhất phải làm là dùng thuốc nhỏ mắt hằng ngày theo toa của bác sĩ chuyên khoa mắt.Nếu bệnh nhân bị glaucoma góc đóng phát hiện sớm thì cắt mống chu biên bằng laser YAG rất hiệu quả. Ngoài ra, phẫu thuật là rất cần thiết để cứu vãn thị lực và thị trường cho bệnh nhân trong trường hợp điều trị bằng thuốc và laser không hiệu quả.

* Xin cảm ơn bác sĩ!

LÊ THANH HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp