01/06/2020 12:13 GMT+7

'Ô sin' được nghỉ ít nhất 4 ngày mỗi tháng

ĐỨC BÌNH
ĐỨC BÌNH

TTO - Chủ sử dụng và người giúp việc có thể thỏa thuận hình thức, thời gian để bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu cho người lao động ít nhất 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục, bình quân nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng.

Ô sin được nghỉ ít nhất 4 ngày mỗi tháng - Ảnh 1.

Giúp việc gia đình sẽ được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày/tháng từ 1-1-2021 - Ảnh: giupviectot.com

Đây là một trong những nội dung được "nhấn mạnh" trong dự thảo nghị định quy định về lao động là người giúp việc gia đình đang được Bộ Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) lấy ý kiến tại Cổng thông tin của bộ này (molisa.gov.vn).

Theo ông Nguyễn Huy Hưng - cục trưởng Cục Quan hệ lao động và tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH, cơ quan xây dựng dự thảo), các quy định hiện hành "quy định cứng" người giúp việc được nghỉ 4 ngày/tháng nhiều lúc cũng gây khó khăn cho chủ nhà bởi lao động giúp việc là công việc đặc thù.

Vì vậy, quan điểm của cơ quan soạn thảo là để quy định cụ thể hơn việc áp dụng các nội dung của Bộ luật lao động phù hợp với đặc thù của lao động giúp việc gia đình, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của các bên khi thuê mướn và sử dụng lao động giúp việc gia đình.

"Điểm mới ở đây là hai bên tự thỏa thuận thời gian nghỉ. Cơ quan soạn thảo chỉ quy định 1 tháng bình quân nghỉ ít nhất 4 ngày, chứ không phải quy định cứng 1 tháng 4 ngày nghỉ liền tù tì hoặc nghỉ định kỳ hằng tuần mà do thỏa thuận giữa chủ và người lao động.

Hai bên thỏa thuận để có thể tuần này nghỉ nửa ngày, tuần sau nghỉ cả ngày, tuần này có thể nghỉ hai ngày, tuần sau không nghỉ, hoặc không nghỉ thì tính lương cho ngày nghỉ…", ông Hưng nói.

Một số chuyên gia về việc làm, tiền lương khi được hỏi cũng đồng tình với dự thảo quy định để hai bên tự thỏa thuận thời gian nghỉ, chứ không nên cứng nhắc quy định tuần có 1 ngày nghỉ, tháng có 4 ngày nghỉ.

Ông Hưng cũng cho biết, ngoài quy định về thời gian nghỉ ngơi, dự thảo nghị định cũng quy định trước khi ký kết hợp đồng lao động, chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm cung cấp rõ các thông tin về số lượng thành viên trong hộ gia đình, điều kiện ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động.

Hai bên thỏa thuận về mức lương, thưởng và thực hiện chi trả tiền lương, tiền thưởng. Mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động.

Theo ông Hưng, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp thu ý kiến các chuyên gia và nhân dân đến hết ngày 27-7-2020, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nếu được thông qua, quy định sẽ áp dụng từ 1-1-2021.

Người giúp việc chưa thông hợp đồng lao động Người giúp việc chưa thông hợp đồng lao động

TT - “Mua bảo hiểm y tế thì được, chứ bảo hiểm xã hội tụi tui không màng. Nếu gia chủ sống tình cảm, đàng hoàng thì có mười cái hợp đồng lao động cũng chẳng ý nghĩa gì!”.

ĐỨC BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp