22/03/2024 09:28 GMT+7

Giúp nông dân hiểu rủi ro từ nhiễm mặn

Tôi thực sự rất vui khi được đến Việt Nam và hỗ trợ nông dân tại đây trong cuộc chiến chống chọi với tình trạng nhiễm mặn. Tôi xây dựng kinh nghiệm của mình qua quá trình làm việc tại Tổ chức Nông dân Hà Lan, chủ yếu về các vấn đề vùng ven biển.

Độ mặn tại hồ chứa nước Kênh Lấp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre có thể tăng lên trong những ngày tới nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng và nguồn nước không được thay mới - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Độ mặn tại hồ chứa nước Kênh Lấp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre có thể tăng lên trong những ngày tới nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng và nguồn nước không được thay mới - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ở vùng ven biển Hà Lan, độ mặn là một vấn đề lớn, bởi nó là một kẻ giết người thầm lặng. Ở cả Việt Nam và Hà Lan, người nông dân chưa thực sự nhận thức rõ về sức ảnh hưởng của độ mặn đối với sản xuất của họ.

Khi làm việc ở Việt Nam vào năm 2016, tôi nhận thấy năng suất lúa, vụ thu hoạch lúa tại đây đã bị nước mặn phá hủy nặng nề.

Điều kiện đất thời điểm đó rất xấu. Đất, đặc biệt là đất sét, cần rất nhiều thời gian để phục hồi sau khi bị nhiễm mặn. Nếu bị ngập nước mặn, đất ruộng có thể phải mất 10 năm mới phục hồi được.

Vì vậy đối với người nông dân, nhiễm mặn không chỉ là thảm họa trong năm đó mà còn ảnh hưởng đến những năm tiếp theo.

Một vấn đề khác là nông dân trồng cây ăn trái ở ĐBSCL cũng tưới bằng nước có độ mặn cao. Đối mặt với vấn đề này, nông dân lại sử dụng rất nhiều chất dinh dưỡng tổng hợp, nhiều hóa chất hơn để bù đắp.

Điều đó ảnh hưởng tới chất lượng của quả, sự phát triển của cây và bộ rễ. Chất lượng vỏ trái cây cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nếu có chất lượng kém, nông dân sẽ phải chịu mức giá thấp hơn cho sản phẩm của mình và thậm chí khó có thể xuất khẩu, chẳng hạn như sang châu Âu.

Chúng ta vẫn có cách để khắc phục, nhưng việc xử lý vấn đề cần sự hướng dẫn của Chính phủ, một kế hoạch cụ thể để cải thiện tình hình. Chính phủ cần can thiệp để có một loại quy hoạch mới dựa trên điều kiện nước. Tôi nghĩ đó là tương lai, đặc biệt là cho nông dân trẻ.

Chúng tôi đang tham gia một dự án đào tạo dự án ký kết với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) rất hay. ADB đã yêu cầu các đối tác Hà Lan đào tạo cho nông dân và các bên liên quan ở địa phương cách giải quyết tình trạng nhiễm mặn liên quan đến nông nghiệp.

Dự án đang được triển khai tại Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre với sự tham gia của các bộ ban ngành, các trường đại học và tất nhiên là cả nông dân. Chúng tôi không chỉ cung cấp cho họ kiến thức mà còn cung cấp các công cụ để đo lường.

Tôi cho rằng điểm quan trọng là giá cả phải hợp lý. Chúng tôi đã giới thiệu cho nông dân Việt Nam các bộ cảm biến với giá cả phải chăng và đáng tin cậy. Họ có thể dùng chúng để điều chỉnh lượng phân bón.

Đối với tôi, đó là bước đầu tiên hướng tới nhận thức và canh tác thân thiện với môi trường. Và cũng là bằng chứng trong tương lai.

Đêm kết nối Hà Lan - Việt Nam: Vì một quan hệ xanh và bền vữngĐêm kết nối Hà Lan - Việt Nam: Vì một quan hệ xanh và bền vững

Tối 20-3, đêm kết nối Hà Lan - Việt Nam được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, kết nối doanh nghiệp, tổ chức và địa phương hai bên.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp