24/04/2024 16:51 GMT+7

Giữa mùa xâm nhập mặn, đất Trà Vinh vẫn phì nhiêu nhờ phòng bị tốt

Giữa lúc nhiều tỉnh tại khu vực ĐBSCL đang quay cuồng ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn thì tỉnh Trà Vinh - một địa phương nằm giáp biển và bị ảnh hưởng nặng của tình trạng xâm nhập mặn - vẫn 'sống khỏe'. Vì sao?

Ông Lâm Sanh ở xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh bên ruộng lúa sắp thu hoạch, nhưng trên ruộng vẫn còn đủ nước - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Ông Lâm Sanh ở xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh bên ruộng lúa sắp thu hoạch, nhưng trên ruộng vẫn còn đủ nước - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Có thể nói Trà Vinh là một trong những "tiền đồn" chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Nước mặn xâm nhập vào tỉnh Trà Vinh thông qua ba cửa sông chính - sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Long Toàn.

Ruộng đồng vẫn đủ nước để canh tác

Mùa khô 2024, do nằm giáp biển nên tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng khá sớm, khi vừa bước vào tháng 12-2023. Đến những ngày đầu tháng 3-2024, mặn trên các nhánh sông Hậu, sông Cổ Chiên tăng cao và kéo dài đến nay.

Tại các vàm Trà Vinh, Đức Mỹ, Cầu Quan, độ mặn đo được dao động từ 6,8‰ đến hơn 10‰. Tuy nhiên, điều khiến người dân tại nhiều địa phương ở miền Tây bất ngờ là mùa khô năm nay hầu hết diện tích cây trồng, vật nuôi tại tỉnh Trà Vinh vẫn được bảo vệ an toàn.

Nông dân Nguyễn Văn Nhàn (42 tuổi, ngụ xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần) vui vẻ cho hay vụ lúa đông xuân năm nay năng suất cao hơn những năm trước. Gia đình vừa mới thu hoạch lúa xong hơn 5ha, trừ chi phí còn lãi hơn 30 triệu đồng/ha.

Ông Nhàn cho biết nhờ hệ thống thủy lợi đảm bảo nên năm nay người dân không còn lo lắng việc thiếu nước tưới, mặn xâm nhập vào mùa khô, mà chủ yếu tập trung chăm sóc, quản lý sâu bệnh để cây lúa đạt năng suất cao hơn.

Ông Diệp Như Bình - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Trà Vinh - cho biết hiện nay tuy tình hình hạn mặn đang diễn ra gay gắt, nhưng nhờ ngành nông nghiệp tỉnh đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp ngay từ đầu mùa khô.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần hướng dẫn ông Sanh ứng phó hạn mặn khi lúa sắp chuẩn bị thu hoạch - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần hướng dẫn ông Sanh ứng phó hạn mặn khi lúa sắp chuẩn bị thu hoạch - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

50 cống triệt để ngăn mặn

Hiện nay 50/50 cống đầu mối trong tỉnh đều đóng triệt để ngăn mặn. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo đủ nước ngọt, các ngành chức năng đã vận hành các trạm bơm để bơm tiếp nước ngọt phục vụ diện tích trồng lúa đông xuân của huyện Trà Cú và một phần các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, cơ bản đáp ứng đủ nước phục vụ nhu cầu sản xuất cho gần 26.000ha.

“Trước đây, huyện Trà Cú là địa phương bị ảnh hưởng hạn, mặn nặng nhất tỉnh, thường xuyên bị thiếu nước tưới vào mùa khô. Tuy nhiên, từ khi trạm bơm Kênh 3 Tháng 2 hoàn thành đưa vào khai thác từ tháng 8-2022, địa phương đã chủ động được nguồn nước ngọt phục vụ tưới tiêu cho hơn 13.200ha trồng lúa và khoảng 6.000ha trồng rau màu vụ đông xuân.

Trạm bơm Kênh 3 Tháng 2 có công suất 20m3/s, với tổng mức đầu tư hơn 244 tỉ đồng”, ông Bình nói.

Cũng theo chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Trà Vinh, trong thời gian tới tỉnh Trà Vinh tiếp tục đầu tư, nâng cấp sửa chữa đê điều các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh để kịp thời phục vụ sản xuất cho người dân.

Đối với các khu vực không đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất lúa, ngành nông nghiệp khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng.

Cùng với việc chủ động mở cửa các cống đầu mối phía sông Hậu và phía sông Cổ Chiên để lấy nước ngọt vào nội đồng tích trữ nước, nên đến nay các đợt mặn xâm nhập chưa ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh trên địa bàn tỉnh, nguồn nước trong các kênh nội đồng vẫn cơ bản đảm bảo cho sản xuất.

Cống thủy lợi Cần Chông được đưa vào hoạt động nhằm mục đích ngăn mặn, trữ ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiểu Cần - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Cống thủy lợi Cần Chông được đưa vào hoạt động nhằm mục đích ngăn mặn, trữ ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiểu Cần - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Trà Vinh là một trong những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nhất là tình trạng hạn hán, mặn xâm nhập nội đồng vào mùa khô, khiến nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh bị thiếu nước tưới.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, đợt hạn, mặn mùa khô 2019 - 2020 tỉnh này ước thiệt hại khoảng 1.000 tỉ đồng; trong đó cây lúa bị thiệt hại nặng nhất, với 919 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, hàng chục héc ta hoa màu và hơn 271ha cây ăn trái trong tỉnh cũng bị thiệt hại trên 30% diện tích. Hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 - 2020 cũng làm hàng ngàn hộ dân nông thôn bị thiếu nước sinh hoạt.

Giải pháp về nguồn nước vùng ĐBSCL - Kỳ 1: Loay hoay tìm nguồn nước giải Giải pháp về nguồn nước vùng ĐBSCL - Kỳ 1: Loay hoay tìm nguồn nước giải 'cơn khát'

Đến mùa khô, Đồng bằng sông Cửu Long lại 'khát' nước, đặc biệt ở các tỉnh ven biển. Bài toán thiếu nước và đi tìm nguồn nước đã đặt ra từ nhiều năm qua nhưng vì sao chưa có lời giải?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp