22/06/2014 10:15 GMT+7

Giữ chứng minh thư hay đổi thẻ căn cước?

QUỐC THANH - V.V.THÀNH ghi 
QUỐC THANH - V.V.THÀNH ghi 

TT - Tuần qua, các đại biểu Quốc hội thảo luận rất sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau về chuyện thay chứng minh thư bằng thẻ căn cước.

Diễn đàn chủ nhật tuần này mang đến thêm những góc nhìn khác.

AOWFwo81.jpgẢnh: V.D.* Đại biểu Quốc hộiPHẠM TRỌNG NHÂN (Bình Dương):

Tạo sự xáo trộn và lãng phí vô cùng lớn

Trong khi Quốc hội đang cho ý kiến nhưng đã có địa phương triển khai cấp mẫu chứng minh nhân dân (CMND) mới 12 số, cơ quan soạn thảo cũng dự kiến mã hóa dữ liệu và gán chức năng định danh cho 12 số này với mục tiêu không trùng lắp, không tràn số trong 500 năm... Tôi nghĩ cách tiếp cận này không ổn.

2 hệ thống dữ liệu là bất hợp lý

Với 9 số của CMND hiện nay, chỉ đơn giản là hợp nhất các địa phương sẽ có được gần 1 tỉ đầu số, trong khi đó hiện chỉ mới cấp hơn 68 triệu số. Với tốc độ tăng dân số hiện nay, kho số này chí ít còn dùng hơn 400 năm nữa.

Vì vậy, Quốc hội cần nghe một lời giải trình mang tính khoa học, thuyết phục hơn. Bởi việc thay đổi này sẽ tạo ra sự xáo trộn và lãng phí vô cùng lớn, bỏ đi 68 triệu CMND cũ với những mối quan hệ đã thiết lập chằng chịt lan tỏa trong toàn xã hội là một việc làm cần được cân nhắc.

Tăng từ 9 lên 12 số phải tốn tài nguyên lưu trữ, làm chậm tốc độ truyền dẫn và xử lý dữ liệu. Nếu mã hóa thông tin căn cước để cho ra số này lại càng vô nghĩa một khi công dân điều chỉnh căn cước của mình.

Việc định danh hay đưa mã vùng vào dãy số chỉ phù hợp với cách làm thủ công trước đây, một khi đã có hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử thống nhất thì số định danh thực chất đó là số chỉ mục để truy xuất dữ liệu của mỗi công dân chứ không có ý nghĩa nào khác.

Bên cạnh đó, việc tồn tại hai hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là bất hợp lý. Phương thức kiểm soát, cập nhật bổ sung, điều chỉnh cho cả hai hệ thống này thế nào, khi có cả ngàn đầu mối nhập liệu, vừa tốn nhiều công sức lại dễ xảy ra sai sót.

Có thể vì lường trước điều này mà khoản 3, điều 14 Luật hộ tịch quy định: trường hợp thông tin khai sinh khác nhau giữa sổ hộ tịch, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cơ sở quốc gia về dân cư thì phải căn cứ vào sổ hộ tịch.

Điều này lại mâu thuẫn bởi số định danh ghi trong sổ hộ tịch là kết quả từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, vậy cơ sở dữ liệu nào là cơ sở dữ liệu gốc?

9 chữ số vẫn đủ dùng cho 23.000 năm

Quá nhiều bất cập, mâu thuẫn giữa hai điều luật căn cước và hộ tịch, vì vậy tôi kiến nghị:

Chỉ xây dựng duy nhất hệ thống cơ sở dữ liệu cấp quốc gia, tiến hành cập nhật và đồng bộ dữ liệu căn cước, hộ tịch vào chung hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chính vì hai hệ thống này không thể tách rời, nên tôi tha thiết đề nghị nhập Luật căn cước công dân trở thành một chương của Luật hộ tịch nhằm đảm bảo tính thống nhất.

Dừng cấp CMND 12 số, số định danh gọi lại cho đúng bản chất là mã số công dân, tiến hành hợp nhất toàn quốc kho CMND 9 số hiện nay, tiếp tục cấp tuần tự kho số này theo thời gian phát sinh mà không phân biệt mã vùng như hiện nay. Sau khi hết kho số cũ, mã số mới cũng chỉ nên tối đa gồm 9 chữ số, trong đó ba số đầu chạy từ 0-9 và A-Z (1 vị trí 36 lần), sáu số còn lại chạy từ 0-9.

Theo cách này sẽ có hơn 46,65 tỉ đầu số, đủ dùng trong hơn 23.000 năm. 12 hay 15 chữ số không quan trọng, mà quan trọng là xác định cho được nhu cầu quản lý để xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu phù hợp, tối ưu các giải pháp bảo trì, bảo mật hệ thống và thiết lập mã khóa phân quyền cho các đơn vị thụ hưởng, được chủ động chia sẻ, sử dụng nguồn dữ liệu này.

Bên cạnh đó, tôi khẳng định việc áp dụng chip điện tử là một quyết định sáng suốt trên lộ trình thực hiện chính phủ điện tử. Chip này sẽ chứa đựng các dữ liệu căn cước và hộ tịch của cá nhân khi công dân đến giao dịch tại bất cứ tổ chức nào mà không cần phải xuất trình thêm bất kỳ loại giấy tờ nào nữa.

Nếu thực hiện mô hình này, một lần nữa tôi xin khẳng định nó không những giúp tiết kiệm công sức, thời gian và một lượng kinh phí khổng lồ mà còn đáp ứng yêu cầu kế thừa và tận dụng những thành quả của hệ thống tàng thư vô cùng lớn của 63 tỉnh thành. Nó hoàn toàn không gây xáo trộn hoạt động của các tổ chức và công dân sử dụng CMND 9 số hiện nay.

Cách làm này chính là điều kiện quyết định đến tốc độ triển khai, chất lượng và tính khoa học, bền vững của đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư.

hdVueeSQ.jpgẢnh: V.D.* Đại biểuBÙI THỊ AN (Hà Nội):

Chưa cần thiết phát sinh loại thẻ mới

Cái gốc của vấn đề là chúng ta cần xây dựng một ngân hàng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Mọi thông tin cơ bản của tất cả công dân sẽ được nhập, cập nhật vào ngân hàng cơ sở dữ liệu này và mỗi công dân đều có số định danh cá nhân. Chính cơ sở dữ liệu căn cước công dân cũng là một cơ sở dữ liệu chuyên ngành, với nội dung được hình thành từ thông tin, tài liệu của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và có bổ sung một số trường thông tin, tài liệu theo yêu cầu chuyên ngành như đặc điểm nhân dạng, vân tay...

Trước mắt chưa cần thiết phát sinh loại thẻ mới nào, số định danh cá nhân có thể lấy theo số CMND.

Vừa qua TP Hà Nội đã thí điểm cấp CMND 12 số, chúng ta nên kết hợp thí điểm này với việc xây dựng Luật căn cước công dân. CMND 12 số này hoàn toàn có thể áp dụng được công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quản lý dân cư.

Vấn đề là tạo thuận lợi trong giao dịch, giảm chi phí không cần thiết cho người dân, chứ vấn đề không nằm ở tên gọi. Đừng thêm loại thẻ mới có thể gây lãng phí trong hoàn cảnh hiện nay đất nước ta đang cần tiền cho những lĩnh vực khác.

OmH6UZK2.jpgẢnh: V.D.* Đại biểuHỒ TRỌNG NGŨ (Vĩnh Long):

Đầu tư một lần để tạo cuộc cách mạng

Nhân loại đã tiến rất xa, người ta dùng đến một cái thẻ đa năng, tổng hợp tất cả thông tin vào đấy, công dân rất ít phải dùng thẻ như chúng ta có đến 25-27 loại thẻ trong người.

Thẻ căn cước công dân tiến bộ hơn CMND trước đây vì chip điện tử giúp đi vào được không gian số với số định danh cá nhân của mỗi người. Vì thế chính phương tiện này sẽ giảm tối đa các giấy tờ khác và giảm bớt các thủ tục phiền hà.

Chúng ta phải mạnh mẽ và quyết liệt đầu tư một lần để tạo được cuộc cách mạng trong quản lý hành chính về trật tự xã hội.

* ÔngĐẶNG NGỌC DINH (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng):

Dùng CMND 9 số không ảnh hưởng gì

OENm776F.jpg
Ảnh: V.D.
Với tư cách là một công dân, tôi thấy lâu nay dùng CMND 9 số đã quen thuộc và không có ảnh hưởng gì. Nếu được gặp đại biểu Quốc hội, tôi sẽ nói “cử tri không muốn thay đổi”.

Vì nếu thay đổi sẽ rất phiền phức, biết bao nhiêu thủ tục hành chính đòi hỏi CMND 9 số chứ không phải 12 số, càng không phải là thẻ căn cước công dân.

Nay giấy này, mai giấy kia rồi đi làm giấy tờ nhà đất, đi giao dịch ngân hàng... lại bị từ chối thì thử hỏi công dân được lợi ích gì?

Hơn nữa, với cách làm luật mỗi bộ đều muốn “giữ phần” quản lý của mình thì càng khó cho việc hợp nhất các loại giấy tờ. Bộ Tư pháp chủ trì việc soạn thảo Luật hộ tịch quy định việc cấp giấy khai sinh do cán bộ tư pháp hộ tịch thực hiện, đồng thời cấp số định danh cá nhân cho trẻ em mới sinh từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Còn Luật căn cước công dân do Bộ Công an chủ trì soạn thảo quy định trẻ em sinh ra được cơ quan công an cấp thẻ căn cước công dân và số định danh cá nhân.

Như vậy trẻ em mới sinh ra đã được quan tâm cấp cả giấy khai sinh và thẻ căn cước, chứ đâu phải là giấy thay thẻ hay thẻ thay giấy.

Có lẽ muốn hợp nhất và giảm bớt các loại giấy tờ, trước hết các cơ quan của Chính phủ phải ngồi lại với nhau để khẳng định, rà soát tính hợp lý của mỗi vấn đề.

QUỐC THANH - V.V.THÀNH ghi 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp