15/01/2022 13:23 GMT+7

Gióng tiếng kêu về môi trường sinh thái thông qua nghiên cứu văn chương

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Năm tác giả văn học Nam Bộ gồm Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Trang Thế Hy, Nguyễn Ngọc Tư vừa được đề cập tại hội thảo quốc tế 'Sinh thái và văn hóa Nam Bộ trong văn học Việt Nam' diễn ra sáng 15-1.

Gióng tiếng kêu về môi trường sinh thái thông qua nghiên cứu văn chương - Ảnh 1.

PGS.TS Đoàn Lê Giang (đứng) đang nêu phản biện về tham luận của PGS.TS La Khắc Hòa - Ảnh: L.ĐIỀN

Hội thảo diễn ra tại 2 điểm cầu: Đại học Văn Lang (TP.HCM) và Viện Văn học (Hà Nội), trực tuyến qua Google Meet.

Đây là bước phát triển tiếp theo hội thảo quốc tế trước đây về đề tài "Phê bình sinh thái - tiếng nói bản địa tiếng nói toàn cầu" do Viện Văn học tổ chức năm 2017.

Lần này, theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - viện trưởng Viện Văn học - "hội thảo hôm nay chính là bằng chứng cho thấy sự nhạy bén của giới nghiên cứu và giảng dạy văn học về những vấn đề cốt yếu liên quan đến phát triển bền vững; cảnh báo và thức tỉnh con người nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp, giàu tính nhân văn".

Từ "cảm hứng bất an trong việc môi sinh bị hủy hoại"

Như một tiếp cận cụ thể, PGS.TS La Khắc Hòa trong tham luận của mình đã sử dụng chất liệu từ tác phẩm của 5 nhà văn Nam Bộ gồm Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Trang Thế Hy, và Nguyễn Ngọc Tư để "bàn về văn học từ góc nhìn sinh thái".

Khẳng định mình chỉ là nhà nghiên cứu văn học chứ không phải nhà nghiên cứu sinh thái, TS La Khắc Hòa đưa ra so sánh rằng trong khi văn chương phía Bắc mà đại biểu là Nguyễn Tuân tả thiên nhiên như những kỳ quan, cảnh quan, thì thiên nhiên trong văn chương Nam Bộ như môi trường cộng sinh của con người.

Điều thú vị là ông La Khắc Hòa từ góc độ sinh thái đã rút ra ba "định hướng" trong văn chương của 5 tác giả trên: định hướng hoạt động thực tiễn; định hướng đạo đức là thủy chung như nhất: ở đây là thủy chung với đất, với nước; và định hướng trong ngôn ngữ và sử dụng phương ngữ.

Tuy nhiên, trong nhận định văn chương Nam Bộ có đặc tính khép kín thì TS La Khắc Hòa gặp phải sự phản biện của TS Đoàn Lê Giang. Theo TS Giang, văn chương Nam Bộ đề cập đến không gian rộng lớn đến "bất tận" chứ không khép kín, nếu có khép kín thì chỉ một vài trường hợp cá nhân biệt lập mà thôi.

Vấn đề ở đây liên quan đến khái niệm "khép kín", nên hội thảo thống nhất để lại và sẽ tiếp tục bàn thảo.

Cũng dùng văn chương làm chất liệu để gióng lên tiếng nói về môi trường sinh thái, hội thảo còn 2 tham luận đặt cơ sở khảo cứu trên các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Nỗi bất an sinh thái trước sức ép phát triển kinh tế (Qua một số tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư) của ThS Đặng Thị Thái Hà (Viện Văn học); và Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn học sinh thái của PGS Hạ Lộ (Đại học Bắc Kinh) và nhà nghiên cứu Dương Dương (Cục Cải cách và phát triển huyện tự trị dân tộc Di và dân tộc Hà Nhì Ninh Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Theo đó, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được chú ý nằm trong "thiên hướng cảm hứng bất an trong việc môi sinh bị hủy hoại". Đây là vấn đề đang được thế giới quan tâm.

Làm gì trước môi trường sinh thái đang khủng hoảng?

Một nội dung đáng chú ý, cũng là một cảnh báo đáng quan tâm mà văn học nghệ thuật không thể đứng ngoài cuộc là sự bất đồng về quan niệm sinh thái giữa các nền văn hóa, các hoàn cảnh xã hội dẫn đến cách diễn giải khoa học, cách tiếp cận, xử lý vấn đề thiên nhiên về quản lý xã hội còn nhiều bất cập.

Ở lĩnh vực này, sau khi GS Triệu Bạch Sinh (Đại học Bắc Kinh) trình bày tham luận thú vị về "Cơ sở lý tính của chủ nghĩa sinh thái" với việc chỉ ra tư tưởng sinh thái của nhân loại đã trải qua 3 thời đoạn: con người tự nhiên, con người môi trường, con người sinh thái; GS Huỳnh Như Phương dẫn một câu trích từ sách Trung Dung (Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại. Đạo tịnh hành nhi bất tương bội. Tiểu đức xuyên lưu; đại đức đôn hóa. Thử thiên địa chi sở dĩ vi đại dã) để cho thấy người Trung Quốc từ thời cổ đã có tư tưởng sinh thái.

Đồng thời, GS Huỳnh Như Phương nêu câu hỏi rằng: Trước việc môi trường sinh thái đang khủng hoảng như hiện nay, các nước châu Á chúng ta có nên tham gia vào các thiết chế quốc tế bảo vệ môi trường không, hay dửng dưng vì cho nó là sản phẩm của các nước phương Tây?

Đây lại cũng là một vấn đề quan trọng và khó trả lời trong khuôn khổ một hội thảo, do lẽ nó liên quan đến các quan niệm "công bằng sinh thái, công lý môi trường" là những vấn đề hóc búa có tính toàn cầu, nên từ hướng tiếp cận văn chương, những tiếng nói tiếp sau chắc chắn sẽ còn gióng lên tiếp tục.

Gióng tiếng kêu về môi trường sinh thái thông qua nghiên cứu văn chương - Ảnh 2.

GS Triệu Bạch Sinh tham gia hội thảo từ xa qua Google Meet - Ảnh: L.ĐIỀN

'Văn học sinh thái' lên ngôi "Văn học sinh thái" lên ngôi

TT - Theo giới phê bình văn học Pháp, văn học sinh thái đang trở thành mốt ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy chẳng lạ khi quyển sách mở màn cho mùa xuất bản năm nay ở Pháp đã lấy đề tài này làm chủ đạo, với tựa đề Mùi hương Adam của Jean-Christophe Rufin (ảnh).

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp