20/06/2020 08:59 GMT+7

'Giỡn' với pháp luật, cần chấm dứt

TIẾN LONG
TIẾN LONG

TTO - Pháp luật xử phạt hành chính được cho là "quá dư", với hàng chục biện pháp xử lý được cho là "mạnh tay" nhưng dường như đang bị bộ phận doanh nghiệp, người dân xem thường, cố tình "đùa giỡn".

Sống giữa một "rừng" luật xử lý vi phạm hành chính nhưng nhiều doanh nghiệp, người dân vẫn cố tình vi phạm, chây ì thực hiện quyết định xử phạt, vi phạm lần này sang lần khác, thậm chí coi thường, thách thức pháp luật. Điều này xảy ra do năng lực thực thi pháp luật của cơ quan công quyền yếu kém hay do luật pháp chưa nghiêm?

Dễ hiểu tâm trạng vừa bức xúc, vừa ngạc nhiên của các đại biểu Quốc hội khi tham gia thảo luận Luật xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi). Khi bấm nút thông qua những dự luật về xử lý vi phạm hành chính ở các lĩnh vực, chính các đại biểu cũng đặt niềm tin các dự luật này đủ nghiêm minh để răn đe, điều chỉnh hành vi của người dân, doanh nghiệp - tạo lập một trật tự xã hội nề nếp, văn minh.

Nhưng tham gia các đoàn giám sát về xử lý vi phạm hành chính, các đại biểu lại nhận được bức tranh xấu xí. Tình trạng vi phạm hành chính xảy ra tràn lan, nghiêm trọng ở nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực, từ môi trường, xây dựng, đất đai, đến an toàn thực phẩm, giao thông... 

Đáng nói, cả những vụ việc được cơ quan công quyền phát hiện, ra quyết định xử phạt thì việc thực hiện quyết định xử phạt, khắc phục vi phạm cũng bế tắc. Nhiều doanh nghiệp, người dân chây ì, ngang nhiên vi phạm, tái phạm, coi thường luật pháp. 

Pháp luật xử phạt hành chính được cho là "quá dư", với hàng chục biện pháp xử lý được cho là "mạnh tay" nhưng dường như đang bị bộ phận doanh nghiệp, người dân xem thường, cố tình "đùa giỡn".

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận sôi nổi về những biện pháp như bổ sung biện pháp cưỡng chế cắt điện, nước; tăng mức xử phạt, bổ sung hình phạt lao động công ích, ghi tên "bêu giữa làng" những đối tượng vi phạm... Đó được xem là "liều thuốc" đủ mạnh để chấm dứt sự coi thường, lập lại trật tự trong xử lý vi phạm hành chính.

Đã có đại biểu Quốc hội đưa ra một so sánh để nói về mâu thuẫn trong thái độ chấp hành pháp luật của người dân khi nhiều người Việt ra nước ngoài lại răm rắp tuân thủ pháp luật nước bạn nhưng về Việt Nam lại vô tư coi thường pháp luật. Vì sao?

Vì vậy, đã đến lúc đưa ra những hình phạt "sốc", đủ mạnh để chấm dứt nạn coi thường pháp luật. Những hình phạt đó không chỉ đánh mạnh vào kinh tế mà đánh mạnh cả vào danh dự, uy tín của đối tượng vi phạm. Ngoài việc tăng mức phạt lên cao ở những lĩnh vực có nhiều vi phạm, cần bổ sung những hình phạt "sốc" khác như buộc lao động công ích, ghi "lý lịch" và công khai lịch sử vi phạm...

Không có gì là không thể thực hiện nếu hình phạt đó nhắm đến mục tiêu tối thượng "vì lợi ích cộng đồng". "Liều thuốc" nghị định 100 vừa qua cho thấy với những hình phạt nghiêm khắc, đánh thẳng vào "túi tiền" đủ để chặn đứng thói quen vẫn lái xe dù đã uống rượu bia. Hay trước đó là quy định về đội mũ bảo hiểm khi lái xe cũng để lại bài học tương tự. 

Không lẽ cả một bộ máy công quyền lại "bất lực" và để một bộ phận người dân, doanh nghiệp "đùa giỡn" trên pháp luật.

Xử phạt nghiêm minh, tránh làm giàu cho cán bộ tiêu cực Xử phạt nghiêm minh, tránh làm giàu cho cán bộ tiêu cực

TTO - Để người Việt ra đường không vượt đèn đỏ, doanh nghiệp không làm giàu bằng bóc lột tài nguyên, phá hoại môi trường... không chỉ cần một hệ thống pháp luật tốt, hợp lý, khả thi, có sức răn đe, mà còn cần cả sự thanh liêm của hệ thống công chức.

TIẾN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp