Giới trẻ Hàn Quốc giờ đây đã thay đổi thị hiếu lựa chọn việc làm. Ảnh: afp.com
Theo kết quả của cuộc khảo sát năm 2021 của Cục Thống kê Quốc gia năm 2011, tỉ lệ cạnh tranh trong thi tuyển vào công chức bậc 9 là 93 lấy 1, trong khi 11 năm sau tỷ lệ này là 29,2 lấy 1. Đây là tỷ lệ cạnh tranh thấp nhất trong vòng 30 năm qua cho vị trí việc làm này. Tỷ lệ cạnh tranh vào công chức bậc 7 năm 2022 cũng chỉ ở mức 42,7 lấy 1, thấp nhất trong vòng 43 năm qua. Công chức là vị trí việc làm ưa chuộng nhất của giới trẻ trong vòng 10 năm kể từ năm 2009.
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy hiện nay, vị trí việc làm được giới trẻ ưa chuộng nhất là làm việc tại các tập đoàn lớn, tiếp đến là làm việc trong các doanh nghiệp đại chúng và thứ ba mới đến công chức nhà nước.
Báo cáo Khảo sát đời sống công vụ năm 2021 do Cơ quan Hành chính Hàn Quốc công bố cho thấy những công chức có thời gian làm việc ít hơn 5 năm thể hiện mức độ hài lòng trong công việc đo lường thông qua cảm giác đạt được trong công việc ghi nhận mức xếp hạng thấp nhất mà không phụ thuộc vào lý do được trả ít lương hoặc nhiều việc. Các nhà phân tích chỉ ra rằng những người trẻ tuổi có xu hướng phản ứng lại xã hội công vụ áp đặt các quy tắc và sự phục tùng mệnh lệnh.
Tác giả của cuốn sách bán chạy nhất năm 2018 ở Hàn Quốc mang trên 'Born in 1990 is Coming' (Thế hệ 1990 đã đến) chỉ ra nguyên nhân của sự thay đổi về thị hiếu việc làm trong giới trẻ như sau.
Trong đời sống công vụ công chức dường như cho nhiều lỗi mà giới trẻ cho là không công bằng ở cách thức tổ chức và các chính sách đối với công chức.
Một ví dụ điển hình là thế hệ trẻ phản đối hệ thống lương áp đặt mức lương dựa trên thâm niên công tác hơn là năng lực và hiệu suất công việc.
Mới đây, trên một cộng đồng ẩn danh dành cho giới văn phòng đã đăng tải một bài viết rằng 'Không hiểu sao lương của ông sếp nhóm chúng tôi, người chỉ hút thuốc và không đi làm lại cao như vậy'.
Trên thực tế, theo dữ liệu thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động tại các công ty lớn do Cơ quan Thống kê Quốc gia công bố vào năm 2019 cho thấy mức lương trung bình ở độ tuổi 20 ở Hàn Quốc chỉ đạt 2,91 triệu won (2.171 USD) thấp xa so với mức lương trung bình 6,76 triệu won của người ở độ tuổi 50. Chính vì lẽ trên, hệ thống tiền lương hiện tại ở Hàn Quốc làm giảm động lực làm việc của thế hệ trẻ và khiến họ cảm thấy khá thiếu thốn.
Giới trẻ cũng mong muốn thẳng thắn nêu ý kiến và nếu không đánh giá đúng mực những kiến nghị của lớp trẻ thì Hàn Quốc khó có thể được ghi nhận là một xã hội luôn bắt nhịp với những thay đổi của thời đại.
Xã hội Nhật Bản, quốc gia đã từng áp dụng hệ thống tiền lương như Hàn Quốc, gần đây cũng đang chuyển sang phương pháp cung cấp mức lương thưởng chênh lệch theo năng lực làm việc của cá nhân và hiệu quả thực tế đạt được trong công việc.
Các công ty trong nước cũng đang thoát khỏi hệ thống chức danh ban bệ phức tạp để củng cố hệ thống cấp bậc tại nơi làm việc và đặt ra những chức danh như 'giám đốc', 'quản lý', 'chuyên gia' và 'trưởng nhóm' …
Trong cuốn sách bán chạy nhất, tác giả đi sâu phân tích làm rõ khác biệt về thế hệ ở Hàn Quốc. Theo đó, giới trẻ ngày nay không coi các quy tắc mà thế hệ trước hướng dẫn kiểu như: Phải đến sớm 30 phút để chuẩn bị cho công việc là đúng mà cho rằng đó là sự bất công vì bị buộc phải đi làm mà không được trả công.
Cuốn sách bán chạy nhất cũng đưa ra khái niệm 'chúng ta' để kết nối các thế hệ và đưa ra thông điệp 'cùng nhau chống lại những bất công của thế giới'. Có thể sự thay đổi thực sự giữa các thế hệ sẽ bắt đầu từ việc chấp nhận nguyên tắc rất đơn giản là 'không chấp nhận những lỗi không công bằng'.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận