23/03/2023 17:00 GMT+7

Giới thiệu chuẩn tiếng Anh quốc tế cho trẻ mầm non, TP.HCM muốn có thế hệ 2 ngôn ngữ đầu tiên

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa ký kết thỏa thuận ghi nhớ, hợp tác với Pearson Education, EMG Education nhằm giúp trẻ mầm non TP.HCM tiếp cận tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2, chứ không chỉ như một ngoại ngữ.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Pearson Education, EMG Education trong lễ ký kết sáng 23-3 - Ảnh: MỸ DUNG.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Pearson Education, EMG Education trong lễ ký kết sáng 23-3 - Ảnh: MỸ DUNG.

Sáng 23-3, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tổ chức hội thảo "Làm quen Tiếng Anh bậc mầm non theo chuẩn quốc tế, và ứng dụng công nghệ trong khảo sát năng lực ngoại ngữ" với sự tham gia của đông đảo chuyên gia giáo dục, công nghệ thông tin, nhà giáo.

Nhu cầu cao về tiếng Anh chuẩn

Tại đây, theo báo cáo của Phòng Mầm non Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn TP.HCM rất quan tâm đến việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh cũng như lựa chọn đơn vị phối hợp để tổ chức tốt việc giáo dục tiếng Anh cho trẻ ở lứa tuổi này. 

Tính đến nay, trong tổng số 1.305 trường mầm non trên địa bàn, TP.HCM có đến 1.240 trường tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh, đạt tỉ lệ 95%. Trong đó, hệ công lập có 423 trường, chiếm tỉ lệ 34,1%; ngoài công lập có 817 trường, chiếm tỉ lệ 65,9%.

Bà Lương Thị Hồng Điệp, trưởng Phòng giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nhấn mạnh rằng việc cho trẻ làm quen tiếng Anh ngày càng trở thành nhu cầu cần thiết và nhận được sự đồng thuận cao từ cha mẹ và người chăm sóc trẻ.

Tham dự hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà giáo dục thuộc hệ thống các trường mầm non trên địa bàn TP.HCM cho biết họ luôn mong muốn trẻ mầm non đạt được những tiến bộ trong việc làm quen với tiếng Anh ở bậc học này. Nhất là việc cho trẻ mầm non một cơ sở vững chắc với tiếng Anh chuẩn quốc tế.

Trẻ vui chơi trong một trường mầm non - Ảnh: MỸ DUNG

Trẻ vui chơi trong một trường mầm non - Ảnh: MỸ DUNG

Cô Mai Yến Hằng, hiệu trưởng Trường mầm non Thành phố, cho biết trẻ từ 3 tuổi tại trường đã bắt đầu làm quen với tiếng Anh. Trường có kế hoạch phối hợp với các đơn vị để trẻ làm quen với tiếng Anh với mong muốn trẻ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng tới chuẩn quốc tế trong tương lai.  

Cô Huỳnh Thị Bích Phượng - phó hiệu trưởng Trường mầm non Mai Vàng (Quận Gò Vấp) - cho biết trong bối cảnh và nhu cầu của cha mẹ học sinh, việc cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh đã trở thành nhu cầu bức thiết. 

Vì thế, việc có chuẩn tiếng Anh quốc tế ở bậc mầm non không chỉ đáp ứng được nhu cầu cho con học tiếng Anh của các bậc phụ huynh. "Có sự đánh giá chung và khung năng lực thì chương trình làm quen tiếng Anh ở bậc mầm non sẽ giúp học sinh lên tiểu học sẽ học hiệu quả hơn" - cô Phượng nói.

Tại hội thảo, ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - cho biết theo các nghiên cứu được công bố trên thế giới vào năm 2014, việc cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ còn gặp nhiều băn khoăn từ phụ huynh. 

"Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc cho trẻ mầm non làm quen ngoại ngữ từ nhỏ là quan điểm đúng đắn bởi kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ được phát triển trong giai đoạn này sẽ tạo nền tảng kỹ năng vững chắc giúp việc học ngôn ngữ hiệu quả hơn trong tương lai", ông Nam thông tin.

Đưa công nghệ thông tin vào đánh giá năng lực ngoại ngữ

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - cho biết ngành giáo dục TP.HCM làm mọi việc với mong muốn "trẻ mầm non TP.HCM được tiếp cận được nền tảng ngôn ngữ tốt nhất. Biến thế hệ mầm non này sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2, chứ không phải là ngoại ngữ nữa. Đó là mong muốn của TP cũng như mong muốn của ngành giáo dục TP".

Vì thế, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tâm đắc với việc ứng dụng công nghệ khảo sát năng lực trẻ mầm non. 

"Sở đã làm việc với Tập đoàn Pearson, EMG để thực hiện ứng dụng công nghệ trong khảo sát năng lực ngoại ngữ học sinh. Việc khảo sát có thể tổ chức thường xuyên, định kỳ để rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong đó, nội dung khảo sát không đặt nặng mục tiêu trẻ 3 tuổi phải đạt những kiến thức, kỹ năng gì, 4 tuổi phát triển ra sao mà quan trọng là uốn nắn kịp thời cho con trẻ để có phương pháp giảng dạy phù hợp" - ông Hiếu nhấn mạnh.

Cũng trong hội thảo sáng nay 23-3, TP.HCM đã bắt đầu thực hiện với việc Ký kết Thỏa thuận Ghi nhớ Hợp tác ba bên giữa Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM, EMG Education và Pearson Education nhằm hiện thực hóa việc đưa công nghệ thông tin vào khảo sát năng lực ngoại ngữ của học sinh. 

Pearson và EMG Education tiếp tục triển khai các khung đánh giá năng lực tiếng Anh trên nền tảng số của Pearson, bao gồm chứng chỉ Pearson English International Certificate (PEIC) phiên bản thi trực tuyến trên máy tính. Ngoài ra, Pearson sẽ hợp tác nghiên cứu và tư vấn về các phương pháp chuyển đổi số trong giáo dục nhằm hỗ trợ Sở GD-ĐT HCM thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số một cách hiệu quả và triệt để.

Ông Christopher Cuddihy, giám đốc toàn cầu phụ trách Quan hệ Chính phủ và Hợp tác Quốc tế của Pearson - Ảnh: MỸ DUNG

Ông Christopher Cuddihy, giám đốc toàn cầu phụ trách Quan hệ Chính phủ và Hợp tác Quốc tế của Pearson - Ảnh: MỸ DUNG

Đối với Chuẩn năng lực Tiếng Anh quốc tế cho trẻ mầm non, Pearson giới thiệu phương pháp khảo sát đánh giá năng lực Tiếng Anh mang tính trực quan cao và phù hợp với lứa tuổi mầm non dựa trên thang đo quốc tế GSE Pre-Primary (Global Scale of English Pre-Primary). Điều này sẽ giúp các em tiếp cận với chuẩn Tiếng Anh của bạn bè cùng trang lứa trên toàn thế giới.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Christopher Cuddihy, Giám đốc Toàn cầu phụ trách Quan hệ Chính phủ và Hợp tác Quốc tế của Pearson cho biết: "Chúng tôi tự hào giới thiệu về chương trình làm quen và khảo sát năng lực Tiếng Anh ở bậc mầm non của Pearson cũng như rất vinh dự được chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ trong kiểm tra đánh giá, góp phần vào công tác chuyển đổi số của giáo dục thành phố."

Ông David Albon, giám đốc phụ trách Chương trình Quốc tế, Pearson Schools and Qualifications:

Giúp phụ huynh nắm bắt được năng lực học sinh

Các em nhỏ ở độ tuổi mầm non từ trước tới nay chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận các chuẩn năng lực tiếng Anh quốc tế. Việc đưa vào triển khai chuẩn tiếng Anh quốc tế sẽ giúp các thầy cô và phụ huynh có thể nắm bắt năng lực của con em mình, và chính các em cũng sẽ có thể chia sẻ và cảm thấy tự hào về những thành quả thực tế mà mình đã đạt được trên con đường học tập.

Các bài khảo sát, đánh giá của Pearson được thực hiện trên nền tảng công nghệ, triển khai công nghệ giám thị từ xa, cho phép người học có thể truy cập và làm bài thi tại nhà hoặc từ bất cứ nơi đâu trên thế giới, cũng như các công nghệ tạo ngân hàng đề thi hay chấm điểm tự động bằng trí tuệ nhân tạo. Các giải pháp của Pearson luôn được tuỳ chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người học, dù đó có là giải pháp dành cho một học sinh hay một quốc gia.

Khánh Hòa: thí điểm dạy tiếng Anh cho trẻ mầm nonKhánh Hòa: thí điểm dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

TT - Bà Hoàng Thị Lý - phó giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa - cho biết sở vừa triển khai kế hoạch thí điểm việc cho trẻ bậc mầm non làm quen với ngoại ngữ (tiếng Anh) từ năm học 2015 - 2016.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp