Bộ Tư pháp Mỹ vẫn tiếp tục yêu cầu Apple giúp mở khóa chiếc điện thoại iPhone trong vụ án buôn bán ma túy ở New York - Ảnh:Getty Image |
Hãng tin Reuters cho biết một lần nữa giới chức Mỹ và Hãng Apple lại cáo buộc lẫn nhau là dối trá.
Một thẩm phán tòa sơ thẩm đã bác bỏ yêu cầu trên nhưng Bộ Tư pháp Mỹ phản ứng lại rằng trong trường hợp này Apple có những công cụ để giúp họ và Apple nên làm thế.
Ngày 8-4, đại diện Apple cáo buộc Chính phủ Mỹ đang có ý ép buộc họ. Trong vụ án ma túy này, Apple cũng từ chối thẳng dù thừa nhận rằng với trình độ kỹ thuật của mình thì Apple có thể dễ dàng mở khóa chiếc iPhone trên.
Trong cùng ngày, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã đưa ra thông báo ở quận phía đông New York rằng họ đang xử lý vụ mua bán ma túy ở đây.
Cơ quan này cũng có thư gửi cho thẩm phán Margo Brodie, nói rằng họ sẽ tiếp tục yêu cầu Apple hỗ trợ trong việc tiếp cận dữ liệu trong điện thoại iPhone của Jun Feng, một thành viên băng nhóm ma túy Desmond Crawford.
Trước đó, Jun Feng đã nhận tội tham gia đường dây phân phối chất ma túy methamphetamine hồi năm 2015.
Song, đại diện Apple nói rằng tập đoàn này không muốn phục vụ Chính phủ Mỹ với vai trò là “anh thợ mở khóa” khi các nhà điều tra của chính phủ không thể tiếp cận dữ liệu trong bất kỳ điện thoại nào do hãng này chế tạo.
Hồi tháng 3-2016, Bộ Tư pháp Mỹ đã từ bỏ yêu cầu Apple mở khóa chiếc iPhone của kẻ xả súng ở San Bernardino, Syed Farook sau khi tuyên bố họ đã có cách tiếp cận dữ liệu trong điện thoại này mà không cần sự giúp sức từ Apple.
Trước đó, Hãng Apple và Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã bước vào cuộc chiến pháp lý kéo dài hàng tháng xoay quanh vụ việc trên.
Hồi tháng 2-2016, thẩm phán tòa sơ thẩm James Prenstein đã tranh luận rằng Chính phủ Mỹ đã tìm cách lạm dụng đạo luật All Writs Act khiến bồi thẩm đoàn đảm bảo phải ra lệnh cho Apple thực thi yêu cầu trên.
Đây là đạo luật có từ thế kỷ 18 cho phép tòa án liên bang ra bất cứ phán quyết và trát đòi nào nếu cảm thấy cần thiết và hợp pháp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận