25/10/2019 07:56 GMT+7

Giờ làm thêm và năng suất lao động

PHẠM NGỌC TƠ
PHẠM NGỌC TƠ

TTO - Nhiều ý kiến tranh luận đã so sánh thực tế giờ làm việc ở Việt Nam và các nước, giờ làm hôm nay và ngày trước. Điều này cần thiết. Nhưng, theo tôi, thực tế lao động và cuộc sống người lao động là điều có tính quyết định.

Giờ làm thêm và năng suất lao động - Ảnh 1.

Trong một công ty, có người muốn làm thêm để có thêm thu nhập, có người chỉ muốn làm đúng số giờ quy định. Trong ảnh: công nhân trong công đoạn lắp ráp bo mạch điện - Ảnh: T.T.D.

Mong tương lai Việt Nam không chỉ có lợi thế nhân công giá rẻ (thậm chí quá rẻ như trước giờ) mà mỗi giờ lao động của người Việt tạo ra nhiều sản phẩm hơn, được trả công xứng đáng hơn.

Vì sao người lao động phải làm thêm? Họ muốn vậy hay phải vậy? Cuộc tranh luận về giờ làm thêm mãi vẫn chưa thể kết thúc... Vì sao?

Thử nhìn lại trong chúng ta, ai đang phải làm thêm, ai đang muốn được làm thêm nhiều hơn nữa, ai đang quá mệt mỏi vì làm việc quá giờ ở công xưởng, ai còn đang đôn đáo tìm việc làm để mưu sinh, ai đang còn rảnh rang lại chẳng muốn làm gì cả? Mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi nhu cầu. Và thực tế việc làm ở Việt Nam, rất nhiều việc không ràng buộc giờ giấc ở công xưởng, cơ quan...

Nhiều công việc có quy định thời gian rõ ràng, bao người vẫn phải làm thêm, vẫn muốn làm thêm. Trong một công ty, nhiều người mong được làm thêm để có thêm tiền, lại có nhiều người không thể hoặc không muốn làm thêm dày đặc. 

Bao người lao động trong ngành y, ngành sư phạm... vẫn đang làm thêm ngoài giờ tại đơn vị mình và làm thêm bên ngoài, và hầu hết họ đều hài lòng nếu thu nhập xứng đáng (thậm chí làm giàu từ việc làm thêm). Bao nhiêu người đang làm việc kiểu "chân trong, chân ngoài", họ có "cắt xén" giờ làm chính thức cho việc riêng hay không? Đây là điều đáng bàn để tìm giải pháp tốt hơn.

Vậy bàn giờ làm thêm vì ai, cho ai? Làm thêm thế nào để không quá tải, để người lao động nhận được thu nhập xứng đáng với thời gian làm thêm? Và quan trọng là họ cần được làm theo nhu cầu, theo thỏa thuận, tùy năng lực để còn sống khỏe, sống hạnh phúc. Mong sẽ có quy định mới đáp ứng được nhu cầu chính đáng này. Có thể không?

Giờ làm thêm và năng suất lao động - Ảnh 3.

Công nhân ngày dệp kim - Ảnh: TTO

Mong những tranh luận về câu chuyện ngày làm việc dài hay ngắn hôm nay được bàn cùng giải pháp nâng cao năng suất lao động. Làm thế nào để tăng năng suất lao động và giá trị tạo ra từ mỗi giờ lao động cũng là chuyện lớn, đáng bàn hơn. Làm thế nào để người Việt tạo ra nhiều sản phẩm hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn, không phải bào mòn sức khỏe nhưng có thu nhập đủ sống. Khi đó họ sẽ không phải ngóng tìm cơ hội kiếm tiền từ những giờ làm thêm, việc làm thêm.

Tuổi Trẻ ngày 24-10 nêu câu hỏi: "Công nhân muốn làm thêm hay phải làm thêm giờ?". Nhìn vào thực tế, cả hai đều đúng. Nhưng điều người lao động Việt mong nhất là được làm việc trong điều kiện tốt hơn, thu nhập tốt hơn, đỡ vất vả tay chân, tăng ít giờ làm nhưng năng suất tăng gấp bội. Từ đó thu nhập có thể tăng.

Mong lao động Việt được làm việc trong môi trường tốt hơn, máy móc hiện đại hơn, quy trình hợp lý hơn để đỡ vắt sức người. Thay những giờ làm thủ công bằng những giờ đứng máy. Thay dần lao động chỉ cần tay chân bằng những giờ đứng máy, những công việc của cái đầu và ứng dụng công nghệ. Điều này cũng là câu chuyện người lao động mong chờ được bàn tìm giải pháp từ Quốc hội.

Cân nhắc lợi trước mắt, hại dài lâu

Có thể nói, việc giảm giờ làm là một xu hướng của thế giới. Có ý kiến cho rằng tăng thêm giờ làm sẽ giúp người lao động có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Nhưng liệu tăng giờ làm có phải là giải pháp chính đáng cho vấn đề tiền lương thấp của công nhân hay không?

cong nhan 2

Người lao động tại các KCN đi mua hàng giảm giá - Ảnh: TTO

Theo chúng tôi, giữa việc tăng giờ làm để tăng sản phẩm làm ra với việc cải thiện máy móc, thiết bị sản xuất để tăng năng suất, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ chọn giải pháp tăng giờ làm.

Với hiện trạng làm việc hiện nay, nhiều công nhân đã phải nghỉ việc sớm vì không chịu nổi cường độ lao động. Cụ thể là theo nghiên cứu được công bố bởi Viện Công nhân công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) vào năm 2017 cho thấy có đến 80% số người mất việc là lao động nữ làm trong ngành dệt may, ở độ tuổi trên 35.

Xét về mặt xã hội, việc tăng giờ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người lao động bởi gần như suốt ngày họ chỉ biết có nhà xưởng, máy móc và nghèo nàn về mặt quan hệ xã hội. Tăng giờ làm đương nhiên sẽ làm giảm thời gian nghỉ ngơi, giải trí, ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình của người lao động.

Tăng giờ làm mang lại lợi ích trước mắt, còn những hậu quả xã hội về lâu dài không ít. Điều này cần cân nhắc đúng mức.

LÊ MINH TIẾN

Vẫn tranh luận kịch liệt về giờ làm thêm Vẫn tranh luận kịch liệt về giờ làm thêm

TTO - Có đại biểu đã rớt nước mắt khi phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) ngày 23-10. Những quan điểm trái chiều về giờ lao động, khung giờ làm thêm đã được tranh luận quyết liệt.

PHẠM NGỌC TƠ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp