Theo đó, giấy phép lái tàu bao gồm 5 loại sau: giấy phép lái tàu đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel); giấy phép lái tàu đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện); giấy phép lái tàu đầu máy hơi nước; giấy phép lái phương tiện chuyên dùng đường sắt; giấy phép lái tàu điện (trên đường sắt đô thị). Những giấy phép này có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp.
Người được cấp giấy phép chỉ được điều khiển loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép và phải mang theo giấy phép khi lái tàu.
Lái tàu không đảm nhiệm chức danh theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh thì phải thực hiện sát hạch và cấp mới giấy phép lái tàu theo quy định.
Thông tư nêu rõ, điều kiện sát hạch và cấp giấy phép lái tàu đối với chức danh lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng là cá nhân có đầy đủ quyền công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độ tuổi từ 23 đến 55 đối với nam, từ 23 đến 50 đối với nữ, có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ Y tế.
Đồng thời, đã có bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp; đã qua thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên.
Đối với chức danh lái tàu trên đường sắt đô thị, phải đáp ứng điều kiện độ tuổi không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; có bằng, chứng chỉ đào tạo lái tàu đường sắt đô thị.
Ngoài ra, khi sát hạch tất cả các chức danh trên cần có đủ hồ sơ theo quy định.
Nội dung sát hạch bao gồm 2 phần: sát hạch lý thuyết; sát hạch thực hành. Quy trình sát hạch cấp giấy phép lái tàu thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-2-2016.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận