06/07/2017 11:02 GMT+7

Giật mình... người Việt sinh ít!

L.ANH - T.DƯƠNG
L.ANH - T.DƯƠNG

TTO - Hiện TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang có hiện tượng sinh ít con, tính trung bình không đủ 2 con trong mỗi gia đình. Tại sao? Dân số một số vùng đang dần ít đi...

Người dân TP.HCM đồng hành với “Mỗi cặp vợ chồng hãy nên sinh đủ hai con” Ảnh: QUANG ĐỊNH
Người dân TP.HCM đồng hành với “Mỗi cặp vợ chồng hãy nên sinh đủ hai con” - Ảnh: QUANG ĐỊNH

“Mỗi gia đình nên có đủ hai con, tránh được tháp 4-2-1, tức là một đứa trẻ lớn lên sẽ phải chăm sóc cả ông bà nội ngoại và bố mẹ”

Ông NGUYỄN VIẾT TIẾN (thứ trưởng Bộ Y tế)

Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, phó chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, cho biết tổng tỉ suất sinh (số con trung bình của một người phụ nữ) của TP.HCM năm 2015 là 1,45 con, đây là mức thấp so với mức sinh thay thế của cả nước là 2,10 con.

Còn theo ông Nguyễn Văn Tân - phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, ngoài tỉ lệ sinh thấp ở TP.HCM thì ở Đông Nam Bộ, con số này là khoảng 1,8 con/bà mẹ và ĐBSCL dưới 1,9 con/bà mẹ. Đây cũng là những vùng có mức sinh thấp nhất cả nước.

Sinh ít do áp lực cuộc sống

Nơi muốn tăng thì không chịu sinh, nơi muốn giảm thì sinh rất nhiều - nghịch lý này đang diễn ra, khiến cho những khu vực như TP.HCM và Đông Nam Bộ, ĐBSCL có tỉ lệ sinh thấp, không đạt mức sinh thay thế. Nhiều nơi đã thay đổi khẩu hiệu từ “mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con” sang “mỗi cặp vợ chồng hãy nên sinh đủ 2 con”.

TP.HCM và Đông Nam Bộ là những khu vực phát triển nhanh về kinh tế, các gia đình có điều kiện chăm sóc trẻ, nhưng các gia đình lại không chịu sinh thêm con. Trong khi Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng lại số sinh rất nhiều, vượt mức sinh thay thế. Đồng bằng sông Hồng vọt lên trung bình 2,3 con/bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ và vẫn đang ở xu thế tăng.

Một trong những lý do khiến người dân các khu vực đang có mức sinh thấp không chịu sinh thêm con là chi phí nuôi trẻ ở những khu vực này cao hơn, người dân cũng có những mong muốn riêng về giáo dục, chăm sóc trẻ.

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan làm mức sinh giảm và sẽ tiếp tục giảm trên địa bàn thành phố.

Đó là do áp lực của cuộc sống, công việc nên tỉ lệ phụ nữ kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít con và tỉ lệ phụ nữ không sinh con ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, chi phí nuôi dạy trẻ ngày càng cao so với mức thu nhập, nên nhu cầu sinh con cũng có xu hướng giảm nhanh.

Ngoài ra, hiện nay có không ít phụ nữ muốn sinh con nhưng không sinh được con vì tỉ lệ vô sinh nguyên phát và thứ phát có xu hướng gia tăng.

*** Error ***
Phụ nữ thai nghén mệt mỏi, nuôi con khó khăn cũng là một trong những rào cản khiến họ ngại sinh con - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Già hóa dân số

Xu hướng của thế giới như làm mẹ đơn thân hiện ngày càng phổ biến ở VN. Kinh nghiệm tại một số quốc gia có mức sinh thay thế thấp đã cho thấy một khi mức sinh đã xuống rất thấp thì các chính sách khuyến sinh mặc dù có chi phí rất lớn nhưng hầu như không có tác động làm mức sinh tăng trở lại.

Già hóa dân số sẽ diễn ra rất nhanh, tạo ra áp lực ngày càng tăng đối với an sinh xã hội, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Mức sinh giảm thấp cũng dẫn đến sự suy giảm về quy mô dân số, nguồn nhân lực lao động, đặc biệt là lao động trẻ.

Mặc dù mức sinh ở TP.HCM thấp nhưng không có nghĩa là các gia đình không thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình. Cho đến nay, trung ương cũng chưa có văn bản cho phép TP.HCM khuyến sinh.

Do vậy, để giải quyết thực trạng mức sinh thấp trong thời gian tới, ngành dân số thành phố sẽ tập trung công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng kêu gọi người dân thành phố có ý thức trách nhiệm thực hiện chính sách dân số, đó là “Sinh đủ hai con để nuôi dạy cho tốt”.

"Nên áp dụng chính sách đa dạng, linh hoạt theo từng vùng miền, không thể có chính sách chung do có những vùng mỗi bà mẹ vẫn sinh 4-6 con, có vùng thì nhiều nhà chỉ sinh có 1 con" - ông Nguyễn Viết Tiến, thứ trưởng Bộ Y tế, nói.

Việc sinh con không chỉ là chuyện riêng của mỗi gia đình mà là sự tồn vong của một quốc gia. Việc sinh đẻ phù hợp, đảm bảo mức sinh hợp lý sẽ kéo dài được thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm lại quá trình “già hóa dân số”.

Sẽ khủng hoảng dân số trong tương lai?

Tỉ lệ sinh ở Mỹ thấp kỷ lục. Theo Đài Fox News, các dữ liệu thống kê mới công bố ngày 30-6 cho thấy số phụ nữ sinh con ở Mỹ đã chạm mức thấp nhất kể từ khi tiến hành công tác khảo sát thống kê tỉ lệ này tại Mỹ.

Tình trạng này khiến một số chuyên gia lo ngại về khả năng nước Mỹ đang tiến tới một cuộc khủng hoảng dân số trong tương lai. Cụ thể theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ, năm 2016 số phụ nữ sinh con ở Mỹ đã giảm 1% so với năm trước. Cứ 1.000 phụ nữ trong độ tuổi 14-44 chỉ có 62 người sinh con.

Mặc dù vậy, Mỹ vẫn là nước có tỉ lệ sinh cao hơn so với các quốc gia phát triển khác. Và tỉ lệ sinh ở Mỹ vẫn còn cao hơn so với tỉ lệ chết.

Theo một thông tin khác trên báo South China Morning Post, Đông Á là khu vực có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới. Hong Kong là một trong những khu vực có tỉ lệ sinh đang sụt giảm đáng kể.

Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều: nhu cầu tình dục thấp ở những cặp đôi trẻ, chi phí sinh hoạt quá cao tại đặc khu hành chính này và phụ nữ ở đây nhìn chung không muốn lập gia đình. Vô sinh cũng là một vấn đề đang ngày càng gia tăng tại Hong Kong.

D. KIM THOA

L.ANH - T.DƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp