14/01/2017 10:13 GMT+7

Giật mình khoảng cách giàu - nghèo

LÊ MINH TIẾN (ĐH Mở TP.HCM)
LÊ MINH TIẾN (ĐH Mở TP.HCM)

TTO - Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội đáng khích lệ.

Thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên và Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2009, dù là trung bình thấp.

Về mặt xã hội, thành tựu rõ nhất là Việt Nam đã thực thi tốt công tác xóa đói giảm nghèo và trở thành một trong những điển hình về giảm nghèo trên thế giới.

Tuy nhiên trong cùng thời gian đó, chúng ta lại chứng kiến một xu hướng ngược lại khi tình hình kinh tế được cải thiện, các yếu tố xã hội như giảm nghèo, giáo dục cũng tiến bộ nhưng đi kèm với đó là tình trạng bất bình đẳng giàu - nghèo ngày càng tăng lên.

Những con số so sánh mà Oxfam đưa ra khiến người ta không khỏi giật mình: người giàu nhất VN có thu nhập trong một ngày cao hơn thu nhập của người nghèo nhất trong 10 năm.

Hay thu nhập một năm của nhóm siêu giàu dư sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo.

Tại sao lại có hai xu hướng ngược nhau như vậy?

Có lẽ trong một thời gian dài vừa qua, chúng ta đã quá ưu tiên cho phát triển kinh tế, điển hình là chính sách thuế, trong khi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì lại tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân.

Có nghĩa trong khi doanh nghiệp được đóng thuế ít hơn thì người dân phải đóng thuế nhiều hơn. Đây là một trong những yếu tố khiến tình trạng chênh lệch giàu - nghèo tăng lên.

Như vậy có thể nói rằng mặc dù chúng ta đã có nhiều chính sách để đảm bảo an sinh xã hội, nhưng phần thụ hưởng của những nhóm dân yếu thế trong miếng bánh thành quả của phát triển kinh tế vẫn ít hơn nhiều so với phần thụ hưởng của một thiểu số có ưu thế và được ưu đãi.

Thế nên cần phải xác nhận lại rằng giảm nghèo không có nghĩa là sẽ giảm được bất bình đẳng giàu - nghèo.

Do đó, Chính phủ cần phải có các chính sách hướng đến việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, chứ không chỉ là giảm nghèo như thời gian vừa qua.

Một trong những công cụ rất quan trọng để rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội mà các nước thường nhắm tới là chính sách thuế.

Có lẽ nên nghĩ đến việc điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cá nhân lẫn doanh nghiệp sao cho có thể thu được nhiều hơn nơi những nhóm có mức thu nhập cao và cực cao.

Khi thay đổi chính sách thuế và nhờ đó Nhà nước tăng thêm được nguồn ngân sách để đầu tư vào những “chìa khóa chống nghèo đói”, mà chìa khóa quan trọng nhất là giáo dục.

Mặc dù nước ta đã dành một tỉ lệ cao trong GDP để đầu tư cho giáo dục nhưng do nguồn thu nhỏ, số tiền tuyệt đối không lớn nên vẫn chưa thực thi được chính sách phổ cập giáo dục THCS (hiện mới chỉ phổ cập tiểu học).

Một khi đã phổ cập được bậc THCS thì nhiều người sẽ thụ hưởng được nền giáo dục cao hơn và vì vậy khi tham gia thị trường lao động, họ sẽ có cơ hội có thu nhập cao hơn.

Cuối cùng, do các tầng lớp yếu thế thường ít có cơ hội để nói lên tiếng nói của mình, nên họ gần như ít có ảnh hưởng đến các chính sách của Nhà nước và điều này có thể khiến họ bị bỏ xa nhiều hơn.

Thế nên Chính phủ cần phải tạo ra cơ hội để các nhóm yếu thế nói lên được tiếng nói của mình, bày tỏ được mong muốn của họ, để từ đó mới có được các quyết định mang lại nhiều lợi ích cho những nhóm yếu thế này hơn và đây cũng là một phương cách để giảm bớt giàu - nghèo trong xã hội.

LÊ MINH TIẾN (ĐH Mở TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp