Thí sinh dự thi tổ hợp môn lý-hóa-sinh sáng 23-6 - Ảnh: HOÀI NAM |
Trong đó, từ câu 1 đến câu 20 thuộc dạng cơ bản, có lẽ dành cho những học sinh từ trung bình trở xuống có thể làm được để tốt nghiệp THPT. Từ câu 21 đến 40 thì độ khó tăng dần, có lẽ dùng để phân loại thí sinh.
Nếu xét về thời gian làm bài chỉ có 50 phút mà thí sinh phải giải quyết 40 câu hỏi thì thực sự là rất căng thẳng và áp lực. Phải là những học sinh thực sự xuất sắc mới làm trọn vẹn được đề thi này.
Dự đoán năm nay môn hóa sẽ có rất ít điểm 10. Tóm lại, đề thi hóa năm nay đạt được mục tiêu dùng để xét tuyển vào ĐH hơn là xét tốt nghiệp.
Còn theo cô Lê Thị Lan Anh, giáo viên môn hóa Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) đề thi năm nay tương đối an toàn, đúng với cấu trúc đề thi minh họa, không có nhóm câu hỏi nào gây bất ngờ, đánh đố thí sinh.
Tuy nhiên, theo cô Lan Anh những câu hỏi ứng dụng thực tế không hay bằng đề năm trước.
“Những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải tính toán khá nhiều, đòi hỏi vận dụng kĩ năng toán hơn là hóa. Điều này khiến thí sinh tốn nhiều thời gian cho việc tính toán, nên nhiều thí sinh sẽ bị eo hẹp thời gian.
Tôi nghĩ lẽ ra nên có nhiều câu hỏi mang tính hóa học hơn. Ví dụ từ các sản phẩm, hiện tượng có trong cuộc sống thực tế, yêu cầu học sinh lý giải bằng kiến thức hóa học”, cô Lan Anh nhận xét cụ thể với mã đề 208.
Theo cô Lan Anh, với đề thi này, thí sinh học vững kiến thức cơ bản, có kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm tốt có thể chắc chắn đạt được 7-8.
“Khoảng 10% số câu hỏi có tính vận dụng cao, đây có thể hiểu là các câu hỏi có tính phân hóa thí sinh. Nhưng cũng không phải câu hỏi hay, bất ngờ”, cô Lan Anh nhận định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận