Giáo viên, học sinh đều không hứng thú... với tiếng Anh

H.HG.
H.HG.

TT - Nhiều đại biểu cho rằng thực trạng dạy và học tiếng Anh hiện tại chưa đạt được hiệu quả như mong muốn là vì một bộ phận giáo viên còn yếu về năng lực và trình độ chuyên môn, học sinh thì học để thi...

Ngày 14-12, đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học “Thực trạng dạy học tiếng Anh trong việc đảm bảo chất lượng đầu vào, và kết quả đầu ra môn tiếng Anh của học sinh các cấp học phổ thông các tỉnh/thành phố miền Nam”.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng thực trạng dạy và học tiếng Anh hiện tại chưa đạt được hiệu quả như mong muốn là vì một bộ phận giáo viên còn yếu về năng lực và trình độ chuyên môn; học sinh thì học để thi, để đậu hơn là vì học để tiếp thu kiến thức; với chương trình học tiếng Anh hiện hành thì cả giáo viên và học sinh đều không cảm thấy hứng thú...

TS Trần Thị Minh Phượng (Trường ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP.HCM) nêu lại kết quả điểm thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015: chỉ có 20% thí sinh đạt 5 điểm trở lên. TS Phượng đặt câu hỏi: vấn đề tồn tại chỗ nào, khi đã có nhiều đề án tiền tỉ cho việc biên soạn chương trình dạy tiếng Anh cho bậc phổ thông mới?

Bà Phượng phân tích: “Có lẽ vì quá mong mỏi việc nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho học sinh mà trong một thời gian dài, các trường quá đề cao vai trò của giáo viên bản ngữ. Kinh phí được tập trung cho giáo viên bản ngữ, trong khi vấn đề lại ở chỗ cần có phương pháp giảng dạy phù hợp. Điều quan trọng là các nhà quản lý phải hoạch định chiến lược về kiểm tra, đánh giá đầu vào, đầu ra cho quá trình dạy học phổ thông (điều này đang quá thiếu và quá yếu)…”.

H.HG.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp