05/04/2019 09:09 GMT+7

Giao thông miền Tây: Thiếu vốn đầu tư - điểm nghẽn lớn nhất

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Các đại biểu đã chỉ ra như vậy tại buổi làm việc ngày 4-4 để chuẩn bị nội dung báo cáo lên Thủ tướng về kết nối giao thông TP.HCM và các tỉnh miền Tây.

Giao thông miền Tây: Thiếu vốn đầu tư - điểm nghẽn lớn nhất - Ảnh 1.

Cầu Rạch Miễu (Bến Tre - Tiền Giang) nhỏ hẹp là một nút thắt giao thông ở miền Tây - Ảnh: M.TRƯỜNG

Buổi làm việc gồm Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông với lãnh đạo UBND TP.HCM, Tây Ninh và các tỉnh Tây Nam Bộ.

Khó khăn nhất là nguồn vốn nên phương thức đầu tư rất quan trọng. Có những dự án cần phối hợp đầu tư giữa các địa phương như đường sắt TP.HCM - Cần Thơ vì vừa đầu tư bằng BOT lẫn BT nên cần quỹ đất của các địa phương để thực hiện

Ông Trần Vĩnh Tuyến (phó chủ tịch UBND TP.HCM)

Tại buổi làm việc, lãnh đạo sở GTVT các tỉnh, thành đều kiến nghị tập trung vào việc đầu tư mới, cải tạo nâng cấp các tuyến giao thông hiện có.

Hàng loạt cầu, đường cần mở rộng

Cụ thể, các đại biểu đề nghị giải quyết điểm nghẽn quốc lộ 1 qua Tiền Giang với 9 cầu hẹp gây kẹt xe nghiêm trọng dịp lễ, tết; xây dựng cầu Đại Ngãi, cầu Rạch Miễu 2; mở rộng quốc lộ 50, quốc lộ 60 qua Trà Vinh, Sóc Trăng lên 4 làn xe để giảm tải cho quốc lộ 1; sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương và đầu tư hoàn thiện tuyến cao tốc từ Trung Lương tới Cần Thơ.

Về đường thủy, các đại biểu kiến nghị sớm đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2 vì đây là tuyến vận tải hàng hóa chủ yếu từ Cà Mau lên TP.HCM; sớm thi công giai đoạn 2 luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu.

Ông Dương Văn Thắng, phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, đề xuất ưu tiên làm dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài để giảm tải cho tuyến quốc lộ 22 đã xây dựng cách đây 50 năm. 

"Từ Hà Nội đi các tỉnh khác khoảng 100km mất 1 tiếng, nhưng đi từ TP.HCM về Tây Ninh mất 3 tiếng" - ông Thắng dẫn chứng. Ông Thắng kiến nghị nếu Chính phủ thiếu tiền đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài thì cho phép TP.HCM phối hợp với Tây Ninh kêu gọi đầu tư PPP để thực hiện.

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến - phó chủ tịch UBND TP.HCM, khó khăn nhất vẫn là nguồn lực đầu tư các dự án giao thông. Ông Tuyến cho biết TP.HCM đã chuẩn bị 3.000 tỉ đồng làm vốn đối ứng với trung ương đầu tư hoàn thiện đường vành đai 3, nhưng dự án vẫn chưa thực hiện được.

Phải xác định thứ tự ưu tiên đầu tư

Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, qua ý kiến các địa phương, nội dung báo cáo sẽ trình Thủ tướng trong cuộc làm việc về phát triển kinh tế ĐBSCL.

Báo cáo chủ yếu dựa trên các quy hoạch được duyệt và tiếp thu ý kiến của các địa phương để đưa ra được bức tranh tổng thể, để ai nhìn vào cũng thấy là hiện tại, tương lai của hệ thống giao thông khu vực ĐBSCL như thế nào trong quy hoạch hiện hữu.

"Phải xác định mục tiêu của chúng ta là cung cấp bức tranh đầy đủ, hiện thực chứ không ngại nói về cái này, cái kia còn tồn tại. Ta có từng quy hoạch thế này, nhưng bố trí nguồn lực thế này, giờ mới được thế này, đang vướng mắc những gì và cần làm gì để thực hiện" - ông Đông nói.

Ông Đông cũng cho rằng có những ý kiến nói đầu tư vào giao thông ĐBSCL chưa tương xứng, nhưng thực tế đã chiếm một tỉ trọng rất cao so với tỉ trọng đầu tư giao thông toàn quốc nói chung. 

"Nói về con số tỉ trọng đầu tư, mọi người có thể tranh luận, nhưng tôi khẳng định Tây Nam Bộ luôn cao hơn so với các khu vực khác, đặc biệt khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc" - ông Đông nói. 

Ông Đông cũng lý giải thêm rằng tỉ trọng đầu tư giao thông miền Tây cao nhưng chưa được như khu vực phía Bắc về kết nối vì do đặc thù địa lý nên ngoài Bắc đầu tư công trình 1 đồng thì miền Tây phải đầu tư 1,5-2 đồng, trong khi đó xuất phát điểm về giao thông đường bộ ở miền Tây không được như miền Bắc.

Theo ông Đông, mục tiêu sắp tới là xác định được thứ tự ưu tiên đầu tư cụ thể trên tổng quan của cả khu vực. "Ta thống nhất chung mục tiêu, kế hoạch và ta kiến nghị về cơ chế. 

Gồm huy động bố trí nguồn lực, thực hiện đề án, liên kết vùng và những hình thức tổ chức đầu tư có linh hoạt trong huy động nguồn lực... Cái gì đang làm thì phải tập trung ưu tiên để xong sớm. Những cái đầu tư ít tiền nhưng kết nối được ngay thì tập trung thực hiện như kênh Chợ Gạo giai đoạn 2" - ông Đông gợi ý.

Theo ông Đông, có 6 tuyến đường bộ kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây, nhưng phải xác định thứ tự đầu tư như đường cao tốc xuống Cần Thơ, tập trung vào tuyến đường N2 vì tuyến này nối được giao thông miền Tây lên Bình Phước, Tây Nguyên và không đi qua TP.HCM dù kết nối được với TP.HCM.

* Ông Phạm Hữu Sơn (chủ tịch HĐQT Công ty tư vấn thiết kế GTVT - TEDI):

Tập trung vào giao thông thủy

Kênh Chợ Gạo

Kênh Chợ Gạo (Tiền Giang) chậm triển khai giai đoạn 2 nên thường xảy ra ùn ứ tàu thuyền - Ảnh: M.TR.

Các quy hoạch giao thông của TP.HCM và các tỉnh miền Tây đã có và được cập nhật điều chỉnh. Vấn đề bây giờ là muốn thực hiện quy hoạch mà sử dụng nguồn lực từ đầu tư công thì gần như là không thể.

Nếu thực hiện xã hội hóa như Quảng Ninh thì nhiệm vụ chính của địa phương là bỏ ngân sách của tỉnh giải phóng mặt bằng. Mặt bằng đi trước một bước để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, cần phải tập trung vào giao thông thủy với lợi thế của miền Tây. Chi phí đầu tư đường thủy thấp hơn đường bộ. Cần đầu tư các cảng cạn (ICD) từng tỉnh để gom lượng hàng hóa về, chứ dồn hết vào đường bộ thì không thể nào tải nổi. Các nội dung trên cần làm rõ để báo cáo Thủ tướng.

T.P. ghi

TS Trần Hữu Hiệp - chuyên gia kinh tế ĐBSCL:

Vốn ngân sách uu tiên trục nối TP.HCM - ĐBSCL

TS Trần Hữu Hiệp

TS Trần Hữu Hiệp - Ảnh: C.QUỐC

Vấn đề đặt ra hiện nay là vốn ở đâu để phát triển giao thông? Những năm qua, đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trở thành gánh nặng, gây bức xúc cho xã hội, nếu tiếp tục đầu tư theo hình thức này cho giao thông là rất khó.

Vừa rồi Thủ tướng đã quyết lấy vốn ngân sách để "giải cứu" tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Theo tôi, nên lấy tinh thần đó để giải quyết vấn đề bức xúc khác của giao thông. Tuy nhiên, phải xác định các công trình trọng điểm, có thứ tự ưu tiên, chứ không đầu tư dàn trải vì nguồn vốn hạn hẹp.

Vậy công trình nào là trọng điểm? Theo tôi, chúng ta nên tập trung vốn ngân sách cho trục xương sống của ĐBSCL nối TP.HCM. TP.HCM có phát huy được vai trò của mình cũng là nhờ ĐBSCL, mà thứ gắn kết quan trọng giữa TP.HCM và ĐBSCL chính là giao thông. Cơ quan chức năng cần xác định từ giờ tới hết nhiệm kỳ này là tập trung cho dự án nào và kế hoạch 5 năm sau là gì?

Còn hiện tại, tôi cho rằng những dự án đã xác định rồi như tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Đại Ngãi..., Chính phủ nên tập trung nguồn để bố trí thực hiện.

Chính những công trình này sẽ tạo ra sức hút để huy động các nguồn vốn khác. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Cần Thơ hiện đã xác định đầu tư nhưng chưa có vốn. Nếu đầu tư được những công trình xương sống như tôi nêu trên sẽ tạo được niềm tin, tạo ra sức hút có thể huy động nguồn vốn khác cho đường sắt. Nhà đầu tư muốn đầu tư vào đường sắt mà đường bộ, đường thủy không phát triển được thì họ cũng chần chừ.

Về lâu dài, cần có cơ chế, chính sách đầu tư thu hút nguồn vốn của xã hội, nhưng không phải như cách làm BOT vừa qua. Muốn vậy, chính sách phải minh bạch, công khai.

CHÍ QUỐC ghi

Đường về miền Tây xa lắm...!

TTO - Điểm nghẽn giao thông cũng là điểm nghẽn của nền kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long thật gần, như ở ngay cạnh TP.HCM đấy thôi, nhưng từ Cần Thơ đi TP.HCM chưa đầy 200km mà mất 3-4 giờ, làm sao nhà đầu tư đến được khi hạ tầng như vậy!?

TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp