Nhà sử học Dương Trung Quốc và PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân ( thứ 2 và thứ 3 từ trái sang) chủ trì hội thảo - Ảnh: NGUYÊN NGỌC |
Đến tham dự có hội thảo có nhà sử học Dương Trung Quốc, PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân, TS Nguyễn Bá Trình… cùng nhiều nhà nghiên cứu sử học hàng đầu cả nước.
Buổi hội thảo nhằm làm sáng tỏ bản lĩnh yêu nước của GS Tôn Thất Dương Kỵ qua các chặng đường hoạt động cách mạng và sự nghiệp khoa học bền bỉ.
Một câu hỏi được đại biểu Nguyễn Trọng Xuất đặt ra và chạy dài suốt buổi hội thảo là: Vì sao GS Tôn Thất Dương Kỵ có thể bước ra khỏi rào cản dòng dõi Hoàng tộc nhà Nguyễn để cả đời thủy chung với cách mạng?
Ông Xuất cho rằng Giáo sư Dương Kỵ là một “hiện tượng’ của cách mạng Việt Nam, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Cuộc đời của GS Dương Kỵ trải qua nhiều biến cố đặc biệt. Ông hoạt động bí mật trong lòng địch, nhiều lần bị tù đày, bị trục xuất, bị tịch biên gia sản. Ông phải thay đổi liên tục nơi ở từ Huế đến Sài Gòn, sau đó ra miền Bắc, rồi đến Campuchia.
Là học trò và sau này cùng công tác với GS Tôn Thất Dương Kỵ, GS Lê Quang Vịnh cho biết ông là một chiến sĩ cách mạng trung kiên đến cùng.
Mặc dù GS chỉ đỗ Thành chung (trung học cơ sở) nhưng nhờ quá trình tự học, ông đã trở thành nhà sử học, nhà văn, nhà báo tầm cỡ từ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Những người từng tiếp xúc, cùng công tác, học trò của GS Dương Kỵ có mặt tại buổi hội thảo đã chia sẻ những câu chuyện xúc động.
Nhà giáo Huỳnh Thiện Kim Tuyến kể lại những ngày còn là cô nữ sinh đôi mươi, vừa mộng ước sang nước ngoài tìm chân trời mới, vừa rối lòng với tình cảnh nước mất nhà tan.
“Thầy Dương Kỵ dành những lời khuyên chân tình, hung đúc tình yêu dân tộc trong tôi càng ngày càng mãnh liệt hơn, giúp tôi dứt khoát hơn trên con đường cách mạng”.
Nhà giáo Huỳnh Thiện Kim Tuyến phát biểu tại hội thảo - Ảnh: NGUYÊN NGỌC |
Các khách mời xem những tài liệu GS Tôn Thất Dương Kỵ viết - Ảnh: NGUYÊN NGỌC |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận